Hai tuyến đường mới sắp được xây dựng tại Hà Nội

Trong giai đoạn từ nay đến 2025, Hà Nội sẽ đầu tư xây dựng 2 tuyến đường ở huyện Mê Linh gồm đường Tiền Phong - Tự Lập và đường nối từ đường 23B đi cảng Chu Phan với tổng vốn đầu tư hơn 1.500 tỉ đồng.

Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Tiền Phong - Tự Lập (giai đoạn 1) có chiều dài 6,2km, điểm đầu ngã tư Cổ Ngựa - xã Tiền Phong; điểm cuối nối với đường 48m từ Trung tâm hành chính huyện đi Trung tâm văn hóa thể thao huyện Mê Linh.

Công trình được xây dựng mới đạt tiêu chuẩn đường cấp II, quy mô 4 làn xe. Bề rộng mặt cắt ngang 48m gồm mặt đường hai bên rộng 30m, dải phân cách giữa 2m, hè đường rộng 16m. Dự án có tổng vốn đầu tư gần 791 tỉ đồng từ nguồn vốn ngân sách TP Hà Nội, do UBND huyện Mê Linh làm chủ đầu tư. Thời gian thực hiện dự án trong giai đoạn 2022 - 2024.

Dự án xây dựng tuyến đường nối từ đường 23B đi cảng Chu Phan có chiều dài khoảng 10km, điểm đầu tại nút giao với đường 23B, điểm cuối nối vào cảng Chu Phan. Hướng tuyến xác định trên cơ sở phù hợp với định hướng quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; quy hoạch chung xây dựng huyện Mê Linh, tỉ lệ 1/10.000 được UBND Thành phố phê duyệt. Tổng mức đầu tư của dự án là 723 tỉ đồng từ ngân sách TP Hà Nội. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2023 đến 2025.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 17/10, Đoàn giám sát của HĐND thành phố do Phó Chủ tịch HĐND thành phố Phạm Quí Tiên làm trưởng đoàn đã làm việc với quận Bắc Từ Liêm về việc thực hiện Nghị quyết số 20 của HĐND thành phố Hà Nội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025.

Với tòa soạn hội tụ và hệ sinh thái số mới ra mắt, báo Kinh tế và Đô thị sẽ tối ưu hóa quy trình làm việc, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của độc giả trong kỷ nguyên công nghệ hiện nay.

Tại Lễ phát động tháng cao điểm "Vì người nghèo và an sinh xã hội năm 2024" do UBND và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức tối 16/10, Quỹ “Vì người nghèo” thành phố Hà Nội đã tiếp nhận ủng hộ và đăng ký ủng hộ gần 28 tỷ đồng.

Từ khi có các tuyến xe buýt ra các vùng xa ở ngoại thành, rất nhiều người đã từ bỏ mô tô, xe máy để chuyển sang sử dụng phương tiện công cộng này. Cùng trải nghiệm xe buýt 52A lộ trình từ Công viên Thống Nhất đến Lệ Chi, huyện Gia Lâm.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký quyết định chấp thuận mở rộng, nâng cấp Cảng hàng không Cà Mau với tổng kinh phí đầu tư 2.400 tỷ đồng, chủ sở hữu là Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) là nhà đầu tư.

Sau mười năm không thay đổi giá vé xe buýt, từ tháng 11 tới đây, vé xe buýt tại Hà Nội được điều chỉnh tăng để giảm bớt gánh nặng hỗ trợ từ ngân sách, tạo điều kiện đầu tư đổi mới phương tiện, chuyển đổi phương tiện năng lượng xanh.