Hai tuyến đường sắt đô thị Hà Nội có gì khác nhau?
Nhổn – ga Hà Nội, tuyến đường sắt đô thị thứ hai của Thủ đô, có điểm gì khác so với tuyến Cát Linh – Hà Đông đã đi vào hoạt động ba năm trước?
Cả hai tuyến đường sắt đô thị hiện có tại Hà Nội đều có bốn toa tàu cho mỗi chuyến, tuy nhiên sức chứa lại khác nhau.
TS Vũ Hồng Trường - Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội, cho biết tàu Metro Cát Linh - Hà Đông có sức chứa là 960 hành khách, bao gồm cả hành khách ngồi và hành khách đứng, tỷ lệ là ghế ngồi là 144/960, chiếm 15%.
Còn tuyến Nhổn - ga Hà Nội có sức chứa 944 hành khách, bao gồm cả hành khách đứng và hành khách ngồi, nhưng tỷ lệ ghế ngồi chỉ có 94/944 ghế ngồi, chiếm 10%. Bên cạnh đó là một số khác biệt về tốc độ tàu chạy và hệ thống đảm bảo an toàn.
"Tính năng gia tốc của tàu tuyến Nhổn - ga Hà Nội cao hơn Cát Linh - Hà Đông nên có thể thấy hơi dúi một cái, nhưng sẽ quen bởi đây là theo tiêu chuẩn của tàu châu Âu", TS Vũ Hồng Trường cho hay.
Tàu tuyến Nhổn - ga Hà Nội còn có nút chống ngủ gật nên kiểm soát được an toàn ở quy trình tác nghiệp của lái tàu khi đến bến. Hệ thống thu soát vé tự động thì tuyến Nhổn - ga Hà Nội theo tiêu chuẩn châu Âu, bố trí bán vé cả hai bên, trong khi đó, tuyến Cát Linh - Hà Đông bố trí một bên. Vé tháng ở tuyến Nhổn - ga Hà Nội có nhận dạng, tức là hành khách mua vé tháng có nhận dạng đúng người đó mới được đi.
Tại máy bán vé tự động ở tuyến Nhổn – ga Hà Nội trên cao, hành khách có thể thanh toán bằng tiền mặt hoặc thẻ ngân hàng, còn với tuyến Cát Linh – Hà Đông không có hình thức thanh toán qua thẻ ngân hàng.
Một điểm khác biệt nữa là về chính sách giá vé. Tuyến Cát Linh - Hà Đông, giá vé 8.000 đồng là thấp nhất và đi cả tuyến là 15.000 đồng, cả ngày không giới hạn lượt là 30.000 đồng.
Với tuyến Nhổn - ga Hà Nội, thấp nhất là 8.000 đồng và đi cả tuyến là 12.000 đồng, đi cả ngày không giới hạn số tuyến là 24.000 đồng.
Giá vé phổ thông và chính sách miễn phí cho các đối tượng ở hai tuyến đường sắt đô thị là giống nhau.
Ngay sau khi cơn bão đi qua, cả đêm 7/9, nhiều đơn vị ứng trực bão của ngành đường sắt đã làm việc xuyên đêm để khắc phục thiệt hại. Vào gần 5h sáng nay, ngày 8/9, tuyến tàu Bắc - Nam đã thông trở lại.
Đối với lĩnh vực hàng không, mặc dù không gây ảnh hưởng về người, nhưng bão Yagi gây thiệt hại về cơ sở vật chất tại một số sân bay. Theo Cục Hàng không Việt Nam, ước tính sơ bộ, có khoảng 145 chuyến bay cả nội địa và quốc tế bị huỷ do ảnh hưởng của bão. Riêng Nội Bài có 60 chuyến bay phải hoãn, hủy.
Do ảnh hưởng của siêu bão Yagi là rất lớn nên ngoài 4 sân bay Vân Đồn, Cát Bi, Nội Bài, Thọ Xuân đã phải tạm đóng cửa theo khung giờ, các chuyến bay đi/đến sân bay Điện Biên, Vinh, Đồng Hới cũng có thể bị hủy.
Đại diện Hanoi Metro cho biết đã tạm dừng vận hành 2 tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông và đoạn trên cao Nhổn – ga Hà Nội để tránh bão số 3 (bão Yagi).
Chiều 6/9, Cục Hàng không Việt Nam quyết định kéo dài thời gian tạm ngừng tiếp thu, khai thác máy bay tại sân bay Nội Bài thêm 2 tiếng, từ 10h-21h ngày 7/9, thay vì từ 10h-19h như quyết định trước đó
Theo quyết định của Cục Hàng không Việt Nam, 4 sân bay Vân Đồn, Cát Bi, Nội Bài, Thọ Xuân sẽ tạm dừng khai thác tàu bay trong một số khung giờ ngày 7/9.
0