Hầm chui dân sinh thành nút tắc đường

Hầm chui dân sinh số 11 thuộc xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội, luôn xảy ra ùn tắc cục bộ vào bất kể khung giờ nào trong ngày .

Trong thiết kế hạ tầng giao thông, hầm chui được kỳ vọng là giải pháp giảm ùn tắc và áp lực lên các tuyến đường quốc lộ. Nhưng thực tế lại khác.

Dù từ nhà tới nơi làm việc chỉ 500m, nhưng anh Đông mất 40 phút để di chuyển qua hầm chui số 11.  Từ lâu anh Đông cùng các tài xế khi qua đây đã dần quen với việc chờ đợi trong mệt mỏi.

Anh Trần Đức Đông, xã Phù Đổng, chia sẻ: ''Buổi sáng mà không đi sớm thì  muộn giờ làm, chờ đợi rất  mệt mỏi, nhiều khi gần đến nơi rồi mà không đi qua được''.

Theo anh Nguyễn Văn Hoàng, xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm: ''Hôm nào đi qua đây cũng tắc, tắc từ trên xuống, phải 1 -2 tiếng mới qua được, chờ lâu bực,mãi chưa được về tới nhà''.

Tắc dài và vào bất cứ thời điểm nào trong ngày

4m50 là chiều rộng của mặt đường tại hầm chui dân sinh này. Nếu hai chiếc xe tải chiều ngang là 2m10 cùng qua thì khó  tránh nhau được, do vậy tình trạng ùn tắc giao thông thường xuyên xảy ra.

Ông Nguyễn Văn Tài,  Phó Chủ Tịch UBND xã Phù Đổng, cho hay: ''Trung bình một ngày tại đây tắc 3-4 lần, mỗi lần 2-3 tiếng đã gây áp lực lên chính quyền. Lực lượng công an xã có 9 người, ngoài việc phân làn phân luồng thì tuyên truyền người dân tránh giờ cao điểm nhưng hiện tượng này không giảm''.

Lối vào hầm chui dân sinh.

Ông Trần Minh Thanh, xã Phù Đổng, cung cấp thông tin: ''Hầm chui thiết kế ko phù hợp khi phương tiện 2 đầu hầm ko thấy nhau. Dẫn tới vào trong hầm chật chội không tránh nhau được''.

Hầm chui này đi vào hoạt động đã 15 năm. Khi mà lưu lượng phương tiện qua đây tăng cao thì việc nâng cấp hầm chui để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân là điều cần thiết.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025, quy định tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng.

Nhân dịp Ngày truyền thống của ngành đối ngoại nhân dân, sáng 17/11, hơn 300 cán bộ ngoại giao và gia đình; cùng các đại sứ, đại biện lâm thời, các cơ quan nước ngoài tại Việt Nam, hội viên các hội hữu nghị đã cùng tham gia Hành trình đạp xe hữu nghị vì Hà Nội xanh.

Theo phản ánh của người dân, dù đã được đầu tư xây dựng mới đi vào hoạt động một thời gian dài, thế nhưng hai tuyến phố là phố Đỗ Nhuận (quận Bắc Từ Liêm) và tuyến phố Hoàng Đôn Hoà (quận Hà Đông) vẫn không có đèn đường. Việc lưu thông trong đêm tối đã khiến nhiều vụ TNGT xảy ra, dù nhiều lần kiến nghị nhưng đến nay người dân vẫn phải nơm nớp lo sợ mỗi khi đi qua những tuyến đường này.

Dù nhiều quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội tổ chức lập lại trật tự đô thị trên vỉa hè, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, các vi phạm lại tái diễn, vỉa hè bị người bán hàng chiếm dụng theo nhiều hình thức khác nhau khiến người đi bộ lại phải tràn xuống lòng đường.

Tối 16/11, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam đã diễn ra Lễ khai mạc Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2024. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã dự và phát biểu.

Sáng 17/11, hơn 300 cán bộ ngoại giao, đại sứ, đại biện lâm thời, các cơ quan nước ngoài tại Việt Nam, hội viên các hội hữu nghị đã tham gia “Hành trình đạp xe hữu nghị vì Hà Nội xanh”.