Hạn mức tín dụng giảm, doanh nghiệp tăng cơ hội vay vốn

Sau khi tiếp thu ý kiến của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) đã đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét quyết định tại Kỳ họp bất thường vào ngày 15/1 tới đây. Trong đó, có quy định về giảm giới hạn cấp tín dụng được kỳ vọng sẽ tạo cơ hội có các Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tiếp cận nguồn vốn trong năm 2024.

Năm 2023, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đạt khoảng 13,5% so với mục tiêu 14% đề ra, đặc biệt trong gần 1 tháng cuối năm, tín dụng đã tăng gần 2%, nâng số dư nợ tăng ròng trong năm 2023 lên hơn 1,63 triệu tỉ đồng. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có nhiều DN chưa tiếp cận được vốn đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa., bởi so với lượng doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường, lượng tín dụng này chưa thể đáp ứng. Trong khi đó, dòng vốn giải ngân cuối năm chủ yếu cho các dự án đã hoàn thiện hồ sơ trước đó của những tập đoàn lớn.

Một trong những điểm mới trong dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) là quy định về giới hạn cấp tín dụng. Cụ thể: “Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 10% vốn tự có của ngân hàng thương mại” và “tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng thương mại”, lần lượt giảm mạnh so với mức 15% và 25% của luật hiện hành. Theo các chuyên gia, việc cắt giảm dòng tín dụng chảy vào các dự án lớn sẽ tăng thêm cơ hội phân bổ nguồn vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Theo các chuyên gia, việc điều chỉnh theo hướng giảm tỷ lệ tối đa cho vay sẽ nới rộng số lượng khách hàng được tiếp cận vốn, tuy nhiên cũng sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp có dự án lớn, cần nguồn vốn cao vì phải tiếp cận cùng lúc với nhiều ngân hàng mới đảm bảo đủ nguồn lực tài chính để triển khai dự án, các chi phí liên quan đến tài chính cũng sẽ cao hơn rất nhiều; do đó việc giảm hạn mức tín dụng như dự kiến cũng cần lộ trình.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo Cục Thống kê TP. Hà Nội, trong 10 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của Hà Nội tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước.

Các nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) Trung Quốc thời gian qua liên tục mở rộng tại Việt Nam, tạo áp lực cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp bán lẻ nội địa nhờ công nghệ, hạ tầng logistics và lợi thế giá cả đang dần chiếm lĩnh thị trường, khiến doanh nghiệp Việt Nam chật vật ngay trên sân nhà.

Thương vụ Việt Nam tại Philippines cho biết, theo thống kê của Cơ quan quản lý cấp phép nhập khẩu gạo thuộc Bộ Nông nghiệp Philippines, tính đến cuối tháng 10/2024, Philippines đã nhập khẩu tổng số 3,68 triệu tấn gạo.

Theo đại diện Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, Bộ Công Thương, việc cấm các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới như Temu, 1688, Shein cần được xem xét một cách tổng thể, thận trọng.

Ngành nông nghiệp đang dồn dập đón tin vui khi xuất khẩu gạo và cà phê đồng loạt lập kỷ lục lịch sử, xuất khẩu rau quả cũng bội thu 6,34 tỷ USD chỉ trong 10 tháng năm nay.

Khi Temu đổ bộ vào Việt Nam kèm theo nhiều ưu đãi hấp dẫn, nhiều người đã tải Temu để trải nghiệm. Không chỉ bất ngờ vì giá thành, nhiều người còn ngỡ ngàng vì việc đặt hàng quá nhanh chóng đối với một sàn thương mại điện tử xuyên biên giới.