Hàn Quốc đối mặt khủng hoảng y tế

Hơn 6.400 bác sĩ thực tập Hàn Quốc vừa nộp đơn nghỉ việc để phản đối kế hoạch của chính phủ về tăng số lượng sinh viên y tế. Hành động tập thể của họ khiến ngành y tế nước này rơi vào khủng hoảng.

Hàn Quốc công bố kế hoạch tuyển sinh trường y

Đầu tháng này, chính quyền của Tổng thống Yoon Suk Yeol công bố kế hoạch tăng chỉ tiêu tuyển sinh trường y trên toàn quốc lên 65%, nhằm đáp ứng mục tiêu bổ sung thêm 10 nghìn bác sĩ vào năm 2035 trên toàn quốc.

Kế hoạch này ngay lập tức bị các bác sĩ chỉ trích. Phía bác sĩ và các thực tập sinh y khoa cho biết điều này sẽ dẫn tới các thủ tục rườm rà và làm suy yếu nguồn tài chính của chương trình bảo hiểm y tế quốc gia.

Dù Hàn Quốc tự hào về hệ thống chăm sóc sức khỏe giá cả phải chăng, tỷ lệ bác sĩ trên đầu người của nước này thấp nhất trong các nước phát triển. Chính phủ Hàn Quốc cho rằng dân số già đi nhanh chóng khiến việc tăng số lượng bác sĩ là điều cấp thiết, đặc biệt ở nông thôn và các khoa như cấp cứu.

Hàn Quốc đối mặt khủng hoảng y tế

Các bác sĩ cho rằng tình trạng thiếu bác sĩ không xảy ra trên toàn ngành mà chỉ giới hạn ở những chuyên khoa, cụ thể như cấp cứu. Họ cho rằng chính phủ đang phớt lờ vấn đề khiến những khoa đó trở nên kém hấp dẫn: Điều kiện làm việc khắc nghiệt và lương thấp cho thực tập sinh và bác sĩ nội trú. Một số cuộc khảo sát cho thấy các bác sĩ phải làm việc theo ca kéo dài hơn 24 giờ và nhiều người phải làm việc hơn 80 giờ một tuần.

Bác sĩ đình công - nguy cơ xảy ra khủng hoảng y tế

Theo báo cáo từ Bộ Y tế Hàn Quốc, đã có hơn 6400 lá đơn xin từ chức được nộp, nhưng tất cả đều không được chấp thuận, trong số đó, có khoảng hơn 1600 người đã ngừng làm việc tại vị trí của mình. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới bệnh viện và gia đình của họ.

Bác sĩ đình công - Nguy cơ xảy ra khủng hoảng y tế

Ông Park Ki-Joo - Người nhà bệnh nhân chia sẻ: “Tôi phát hiện con gái bị chứng vẹo cổ nên đã đến bệnh viện phẫu thuật. Nếu bác sĩ đình công, ca phẫu thuật của con gái tôi có thể bị hoãn và thời gian điều trị có thể kéo dài hơn, nên tôi rất lo lắng. Tôi mong tình hình sẽ ổn định trở lại.”

Động thái này làm dấy lên nguy cơ xảy ra khủng hoảng y tế, khi hàng loạt ca phẫu thuật đã bị hoãn hoặc hủy tại các bệnh viện lớn ở Seoul cùng nhiều thành phố.

Hàng loạt ca phẫu thuật đã bị hoãn hoặc hủy tại các bệnh viện lớn ở Seoul cùng nhiều thành phố.

Ông Park Min-soo - Thứ trưởng Y tế Hàn Quốc cho biết: “Chính phủ ra lệnh cho tất cả bác sĩ thực tập phải tiếp tục điều trị. Chúng tôi kêu gọi các bác sĩ thực tập không quay lưng với người bệnh. Chính phủ sẽ cử người kiểm tra các bệnh viện để xem các bác sĩ có đình công hay không.”

Theo luật y tế Hàn Quốc, các bác sĩ được coi là lực lượng lao động thiết yếu, không được phép dừng làm việc hàng loạt. Cảnh sát Hàn Quốc cũng cảnh báo có thể bắt những người xúi giục các bác sĩ thực tập đình công.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cầu vượt biển dài nhất thế giới, cây cầu chính nối Hồng Kông với Ma Cao và Chu Hải ở Quảng Đông, đã mở cửa trở lại vào chiều ngày 6/9 bất chấp ảnh hưởng của bão Yagi.

Theo chuyên gia khí tượng Trung Quốc, do bão Yagi đang tiến đến vùng biển có nhiệt độ nước biển cao, độ gió đứt theo chiều dọc yếu, có lợi cho việc duy trì cấu trúc lõi ấm của cơn bão.

Khi gió và mưa lắng xuống, Hải Nam đã hạ cấp cảnh báo đối với bão Yagi và nhanh chóng triển khai các hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai trên toàn tỉnh. Trước đó, siêu bão Yagi đã tấn công tỉnh đảo Hải Nam của Trung Quốc với mưa lớn và gió giật, khiến ít nhất 2 người thiệt mạng và 92 người bị thương.

Yulia Vavilova, cô gái xinh đẹp tóc vàng đi cùng nhà sáng lập Telegram Pavel Durov khi ông bị bắt tại sân bay Paris vào tháng trước, đã quay trở lại mạng xã hội, chia sẻ với những người theo dõi cô về “thông tin sai lệch”.

Siêu bão Yagi đổ bộ vào tỉnh đảo Hải Nam, miền nam Trung Quốc với mưa lớn và gió giật mạnh đã khiến ít nhất 2 người chết và 92 người bị thương.

Siêu bão Yagi đã đổ bộ vào đảo Hải Nam, Trung Quốc, mang theo những cơn gió mạnh và mưa lớn gây ra tình trạng mất điện trên diện rộng, làm tê liệt tỉnh đảo du lịch được gọi là “Hawaii của Trung Quốc”.