Hàng chục căn nhà ven sông Hồng có nguy cơ sạt lở

Hàng chục hộ dân tại xóm Bãi, thôn Vân Hội, xã Phong Vân, huyện Ba Vì, Hà Nội, đang sống trong tình trạng nơm nớp lo sợ không biết căn nhà sẽ đổ sập xuống lúc nào. Hàng trăm tàu khai thác cát tại địa phận giáp ranh với tỉnh Phú Thọ này đã khiến đê kè bị xói lở và ảnh hưởng đến kết cấu các ngôi nhà quanh khu vực.

Những vết nứt kéo cả cả mét, nứt trong nhà và nứt cả ngoài phần trụ chính. Căn nhà của ông Ngô Văn Phương ở xóm Bãi có thể đổ sập bất cứ lúc nào khiến gia đình ông luôn sống trong tâm trạng bất an. Tình trạng này xuất hiện từ cuối năm ngoái do hoạt động khai thác cát tại dòng sông Hồng cách nhà ông hơn chục mét diễn ra sôi động cả ngày lẫn đêm.

Không chỉ tại những căn nhà cấp bốn hay mái bằng cũ mà cả những ngôi nhà kiên cố vừa xây xong cách đây hơn một năm cũng xuất hiện các vết nứt kéo dài từ sân đến hiên nhà. Còn căn nhà cấp bốn thì rung lên bần bật mỗi lần tàu hút cát nổ máy.

Hàng chục căn nhà ven sông Hồng có nguy cơ đổ sụp, sạt lở.

Các vết nứt nhà xuất hiện từ cuối năm 2023 và có nguy cơ ngày càng lan rộng. Đến tháng 5/24, chính quyền địa phương đã ghi nhận thêm các vết nứt song song với đường đỉnh kè trên gần như toàn bộ xóm Bãi dài khoảng 900m, ảnh hưởng trực tiếp tới 42 hộ dân. Theo chính quyền địa phương, trên đoạn sông này thường có khoảng 300-500 tàu hút cát hoạt động liên tục, ảnh hưởng tới lòng sông, làm biến đổi dòng chảy đe dọa trực tiếp tới hệ thống đê kè và các ngôi nhà ven sông.

Không kể ngày hay đêm, không kể nắng hay mưa, có thời điểm cả trăm tàu hút cát đi lại ở ngã ba sông khiến nơi đây như một thành phố đêm nhộn nhịp. Hiện nay, Hà Nội không cấp phép khai thác cát ở khu vực này, nhưng phía bên kia sông, nơi giáp ranh địa giới hành chính huyện Ba Vì, tỉnh Phú Thọ vẫn cấp phép cho các tàu hoạt động.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 17/11, Nam Long chính thức mở bán giai đoạn 2 dự án Nam Long II Central Lake. Chỉ sau 3 giờ, 80% giỏ hàng công bố đã được tiêu thụ, ước tính doanh số pre-sale đạt 600 tỷ đồng.

Theo báo cáo của Sở Xây dựng, thành phố hiện có 69 dự án nhà ở xã hội đã và đang triển khai; trong đó, từ năm 2021 đến nay đã hoàn thành khoảng 0,64 triệu m² sàn nhà ở xã hội, hơn 10.270 căn hộ.

Những khu nhà tái định cư cũ trên địa bàn Hà Nội đang được rao bán với mức giá rất cao, lên tới 60-70 triệu đồng/m2. Nhiều chuyên gia cho rằng đà tăng giá nhà tái định cư là phi lý, đặt ra dấu hỏi về lượng giao dịch thực tế của phân khúc này.

Theo kế hoạch, Dự thảo Nghị quyết về việc thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất sẽ được Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 8.

Bên cạnh việc giám sát, minh bạch quy chế cụ thể về đối tượng được mua/thuê mua nhà ở xã hội, nhiều ý kiến cho rằng để loại hình nhà ở này có tốc độ phát triển nhanh hơn, nhiều người dân có thể tiếp cận hơn, thì cần phát triển thêm các dự án theo hướng cho thuê.

Năm 2024, Chính phủ phấn đấu hoàn thành 130.000 căn nhà ở xã hội. Tuy nhiên, mục tiêu này hiện khó khả thi do gặp nhiều khó khăn.