Hàng loạt ao, hồ Hà Nội ô nhiễm nghiêm trọng
Hồ Tây – lá phổi xanh của Thủ đô, với hình ảnh cá chết đã trở nên quá quen thuộc với người dân xung quanh vào thời điểm giao mùa nhiều năm nay. Đáng nói, mỗi khi tình trạng này xảy ra, các cơ quan chức năng lại chỉ đưa ra một nguyên nhân đơn thuần là do thời tiết. Thế nhưng, theo các chuyên gia, câu chuyện không đơn thuần như vậy.
Theo PGS.TS Đào Trọng Tứ - Trưởng ban điều hành Mạng lưới sông ngòi Việt Nam, cá chết nguyên nhân chính và dễ hiểu là do nguồn nước bị ô nhiễm, nước thải đô thị không được xử lý thải xuống hồ làm chất lượng nước xấu đi.
Nằm ngay giữa khu dân cư của phường Văn Chương, Hà Nội, hồ Linh Quang từng được coi là lá phổi xanh khu vực trung tâm quận Đống Đa, nay đã biến thành ao tù, nước đọng và trở thành nỗi ám ảnh của người dân.
Không chỉ hồ Tây và hồ Linh Quang gặp phải tình trạng này, nguồn nước tại hồ Linh Đàm, quận Hoàng Mai cũng ô nhiễm không kém. Cỏ mọc hoang dại, thậm chí có hẳn một đường cống to thường xuyên xả nước thải đen xuống hồ, làm cả một vùng hồ thường xuyên bốc mùi hôi thối, là hiện trạng đang diễn ra tại đây. Rõ ràng, công tác quản lý hồ ở Hà Nội đang còn nhiều bất cập.
"Cái bất cập lớn nhất chính là việc xác định vấn đề và giải quyết vấn đề. Ở nước ta, khi muôn vàn sự chồng chéo, sự điều phối của các cơ quan khác nhau vốn là việc thường thấy, thì chuyện xử lý một dòng nước bị ô nhiễm cũng bị điều chỉnh bởi các chính sách khác nhau; do đó, nếu khi mỗi cơ quan làm tốt và đúng chức trách nhiệm vụ của mình, chúng ta có thể khôi phục, có thể ngăn chặn được ô nhiễm." - Bà Nguyễn Ngọc Lý - Chủ tịch Hội đồng Quản lý Trung tâm Nghiên cứu môi trường và Cộng đồng cho biết.
Ao, hồ là không gian xanh chung của người dân. Để ao hồ Hà Nội phát huy được giá trị, rất cần dựa vào ý thức, trách nhiệm của người dân địa bàn, cùng những giải pháp, định hướng sát thực của các cấp chính quyền.
Sáng 23/11, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội đã tổ chức kỷ niệm 40 năm thành lập. Đây là đoàn luật sư được thành lập sớm nhất trong cả nước và đã luôn đồng hành cùng Thủ đô trong suốt quá trình xây dựng và phát triển.
Nhân dịp kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận là Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm khai trương phố đi bộ Hồ Gươm, chúng ta cùng nhìn lại hành trình bảo tồn và phát huy những giá trị di sản quý báu của Thủ đô. Đây không chỉ là câu chuyện về quá khứ với những dấu ấn lịch sử, mà còn là lời mời gọi khám phá vai trò của các không gian công cộng trong đời sống hiện đại.
Trong quá trình phát triển Thủ đô, di sản văn hóa vừa là nền tảng tinh thần và vật chất để xây dựng thành phố sáng tạo. Với quyết tâm và nỗ lực bền bỉ từ thành phố đến các điạ phương, đơn vị, công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá ngày càng đạt kết quả tích cực, góp phần phát triển công nghiệp văn hoá.
Nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc triển khai thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố tổ chức cuộc thi tìm hiểu “Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 với 2 phần thi trực tuyến và sân khấu hóa. Cuộc thi đã góp phần lan tỏa phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.
Sáng 23/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ thành phố Hà Nội năm 2024; phát động cuộc thi "Thử thách công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào kết nối chuỗi cung ứng doanh nghiệp vừa và nhỏ" (RESET 2024).
Cụm thi đua số 1 của MTTQ thành phố Hà Nội gồm 6 quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Long Biên, Hoàng Mai vừa tổng kết công tác thi đua khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2025.
0