Hàng loạt cây xanh tại Hà Nội trồi rễ khỏi mặt đất
Tình trạng thi công cải tạo, lát lại đá vỉa hè tắc trách, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị và hệ thống cây xanh đã được phản ánh nhiều lần. Tuy nhiên, có lãnh đạo địa phương né tránh, từ chối đề cập đến vấn đề này.
Cây phượng vỹ trước cửa số nhà 38 phố Trần Quý Kiên, sau khi vỉa hè được cải tạo đã lộ bầu, trơ cả bộ rễ đến gần 40cm, khiến cây nghiêng ngả. Nếu không có mấy chiếc cọc đỡ tạm thời, e là cây có thể đổ bất cứ lúc nào.
Theo Sở Xây dựng Hà Nội, hiện trên địa bàn quận Cầu Giấy đã và đang có 5 dự án chỉnh trang, cải tạo hạ tầng kỹ thuật trên các phố Trần Thái Tông, Phạm Văn Bạch, Tô Hiệu, Nguyễn Văn Huyên và Trần Quý Kiên. Tình trạng phổ biến tại các dự án này là hệ thống cây xanh đều bị tác động sau khi cải tạo.
Ngoài 5 tuyến phố theo thống kê của Sở Xây dựng, các tuyến phố xung quanh trụ sở UBND quận Cầu Giấy cũng đang tiến hành chỉnh trang, cải tạo, lát lại vỉa hè. Tuy nhiên, ông Trần Đình Cường, Phó Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy từ chối cung cấp thông tin về các dự án này với lý do thời điểm này là chưa phù hợp.
Theo Sở Xây dựng, trên thực tế, trong quá trình sinh trưởng, do vướng hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm bên dưới, bộ rễ của cây có thể tác động, làm vỉa hè trồi lên. Do đó, khi cải tạo, dự án cần khảo sát kỹ lưỡng và tính toán thiết kế kích cỡ bó vỉa phù hợp với từng chủng loại cây. Tuy nhiên, không phải quận, huyện nào cũng tuân thủ. Quận Cầu Giấy không phải ngoại lệ.
Ông Nguyễn Đức Hưng, Giám đốc Trung tâm quản lý HTKT thành phố, Sở Xây dựng Hà Nội, cho biết: "Theo quy định, các chủ đầu tư dự án phải tham vấn các cơ quan chuyên môn và thông báo cho chúng tôi cùng phối hợp thực hiện. Nhưng thực tế nhiều đơn vị không thông báo gì cho chúng tôi cả khi thực hiện".
Mực sông Hồng trong những ngày qua lên cao, khiến hơn 30ha đất trồng đào, quất tại Phú Thượng, Tây Hồ chìm trong nước lũ. Những gia đình trồng đào, quất tại đây không khỏi xót xa vì vụ đào, quất năm nay xác định bị thiệt hại năng, thậm chí mất trắng.
Khu đô thị Nam đường 32 thuộc xã Đức Giang, huyện Hoài Đức hiện vẫn đang trong tình trạng ngập úng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống người dân.
Nhằm sớm khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3 gây ra trên địa bàn thành phố, ngoài đơn vị chuyên nghiệp của công ty công viên cây xanh, còn có rất nhiều lực lượng hỗ trợ để thu dọn, vận chuyển cây xanh bị gãy đổ trên các tuyến đường phố của Thủ đô.
Tại khu vực huyện Chương Mỹ, người dân đang phải chịu cảnh lũ chồng lũ. Sự hỗ trợ kịp thời của các cấp chính quyền đã giúp bà con có nơi tránh trú an toàn, đảm bảo đời sống và sinh hoạt.
Mực nước sông Hồng đã xuống mức báo động1 từ 14h40 chiều hôm nay (13/9). Nước rút nhanh, nhiều hộ dân ở ngoài đê sông Hồng vui mừng bởi được trở về dọn dẹp nhà cửa.
Bên cạnh sự tàn phá và gây nhiều hậu quả, những trận mưa lớn do ảnh hưởng của bão số 3 dường như cũng mang lại một vài tác động tích cực. Dòng chảy trong xanh của sông Tô Lịch ở Hà Nội có lẽ là một trong những điều tích cực hiếm hoi mà bão lũ mang lại. Video do phóng viên Đài Hà Nội ghi nhận hôm nay, 13/9.
0