Hàng loạt hãng ô tô Nhật Bản dính bê bối thử nghiệm

Một loạt các hãng xe của Nhật Bản như Honda, Mazda, Suzuki và Yamaha đang bị điều tra, dừng giao xe do các bê bối thử nghiệm.

Xuất phát từ vụ bê bối thử nghiệm an toàn của Daihatsu - thương hiệu thuộc tập đoàn Toyota, Bộ Giao thông Nhật Bản yêu cầu 85 nhà sản xuất ô tô và cung cấp phụ tùng báo cáo các vi phạm liên quan tới quy trình cấp chứng nhận để xe có thể xuất xưởng.

Toyota cho biết sai phạm của họ xảy ra trong sáu bài kiểm tra khác nhau được thực hiện vào các năm 2014, 2015 và 2020. Toyota sẽ dừng xuất xưởng, xuất kho xe Corolla Fielder, Corolla Axio và Yaris Cross (bản nội địa Nhật Bản) sau khi báo cáo dữ liệu không đầy đủ trong các cuộc thử nghiệm bảo vệ người đi bộ và người ngồi trong xe.

Toyota gặp sai phạm trong 6 bài kiểm tra khác nhau được thực hiện vào các năm 2014, 2015 và 2020.

Đã có những chiếc xe không thực hiện đúng quy trình chứng nhận trước khi được bán ra.

Là người chịu trách nhiệm chính tại Tập đoàn Toyota, tôi xin gửi lời xin lỗi chân thành đến khách hàng, những người yêu thích xe hơi và tất cả các bên liên quan về vấn đề này.

Ông Aikido Toyota - Chủ tịch Tập đoàn Toyota Motor Corporation.

Toyota đã phải ngừng sản xuất sau khi phát hiện gian lận ở hai đơn vị. Vào tháng 12/2023, một cuộc điều tra nội bộ của Daihatsu Motor cho thấy hầu hết các phương tiện của hãng đều chưa được kiểm tra an toàn khi va chạm. Toyota Industries cũng đình chỉ tất cả các lô hàng động cơ vào tháng 1 sau khi một cuộc điều tra cho thấy hãng này đã làm sai lệch số liệu sản lượng điện.

Trong sáng 4/6, Bộ Giao thông Vận tải Nhật Bản bắt đầu thanh tra trụ sở của Toyota ở tỉnh Aichi. Các thanh tra sẽ thẩm vấn quan chức và nhân viên của Toyota có liên quan; kiểm tra các tài liệu về các bài kiểm tra an toàn; tìm ra những điểm sai sót hay quy trình được thực hiện theo những cách không được chính phủ quy định.


Hàng loạt các thương hiệu xe hơi Nhật Bản dính bê bối. 

Không chỉ Toyota, hàng loạt thương hiệu xe hơi Nhật Bản khác cũng dính phải bê bối. Mazda đã đình chỉ vận chuyển xe thể thao Roadster RF và xe hatchback Mazda2 từ 30/5 sau khi phát hiện công nhân đã sửa đổi kết quả kiểm tra phần mềm điều khiển động cơ.

Với Yamaha, lô hàng xe máy thể thao đã phải tạm dừng giao xe.

Honda làm giả các bài kiểm tra tiếng ồn, sai phạm kéo dài từ 2009 đến 2017, khi hãng này sử dụng số liệu trọng lượng không chính xác khi kiểm tra mức độ tiếng ồn, ảnh hưởng đến việc chiếc xe có vượt qua bài kiểm tra hay không.

Mẫu xe Suzuki bị ảnh hưởng là Alto LCV sản xuất từ năm 2014 đến năm 2017

Với Suzuki, mẫu xe bị ảnh hưởng là Alto LCV, sản xuất từ năm 2014 đến năm 2017. Khoảng cách dừng được đo trong thử nghiệm thực tế dài hơn khoảng cách mà Suzuki đưa ra, dẫn đến áp lực lên bàn đạp phanh ít hơn so với yêu cầu khi thử nghiệm. Thay vì chạy lại bài kiểm tra, Suzuki đã điều chỉnh các con số.

Những vụ bê bối của các nhà sản xuất ô tô đang trở thành một vấn đề nhức nhối đối với Nhật Bản, quốc gia vốn trước đó đã nhận được sự khen ngợi từ giới đầu tư và lãnh đạo doanh nghiệp về các cải cách doanh nghiệp.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tháng 5 vừa qua, thị trường ô tô Việt đã đón nhận nhiều tín hiệu tích cực khi doanh số xe hybrid có sự tăng trưởng, đạt gần 1000 xe trong tháng.

Việc Uỷ ban châu Âu và Mỹ tăng mức thuế lên hơn 100% cũng không thể ngăn cản sự mở rộng thị trường của các hãng xe điện Trung Quốc là nhận định của nhiều chuyên gia.

Tuy chiếm hơn 80% thị phần, tổng doanh số xe máy của Honda Việt Nam chỉ đạt mức gần 2,1 triệu xe, giảm 12,2% so với năm tài chính 2023.

Trong tháng 5/2024, thị trường ô tô Việt ghi nhận doanh số tăng trưởng trở lại, một phần nhờ các chính sách giảm giá của các hãng để hấp dẫn người tiêu dùng.

Với 924 xe được giao thành công trong tháng 5, số lượng xe Hyundai Accent bán ra đã tăng 9% so với tháng 4, giữ vị trí số 1 trong phân khúc.

Trong danh sách top 10 xe bán chạy tháng 5 vừa qua, Mitsubishi Xpander dẫn đầu với 1629 xe được giao đến tay khách hàng.