Hàng nghìn con vẹt 'xâm chiếm' thị trấn ở Argentina
Theo các nhà sinh vật học địa phương, hàng nghìn con vẹt đã tràn về thị trấn Hilario Ascasubi do nạn phá rừng ở các ngọn đồi xung quanh, khiến chúng mất đi môi trường sống tự nhiên. Những con vẹt đậu và cắn vào dây cáp gây mất điện diện rộng và phiền toái cho cư dân với tiếng kêu không ngớt; phân vẹt vương vãi khắp nơi.
Ông Ramon Alvarez, phóng viên địa phương cho biết: “Những con vẹt cắn hỏng dây cáp, và khi trời mưa, nước ngấm vào dây làm gián đoạn truyền tải điện. Chúng gây ra rất nhiều rắc rối. Khi internet bị ngắt, tôi bị mất kết nối. Tôi phải gọi cho nhà cung cấp dịch vụ và việc này mất khá nhiều thời gian, dù họ đã cố gắng sửa nhanh nhất có thể”.
Nguyên nhân xảy ra hiện tượng này được cho là do sự biến mất của những ngọn đồi khiến loài vẹt này tiến gần hơn đến các thành phố. Hiện phần lớn đất rừng của Argentina đã dần mất đi theo thời gian.
Bà Daiana Lera, nhà sinh vật học cho hay: “Hiện nay, các sườn đồi đang biến mất. Theo ước tính, 4% diện tích rừng bị mất hàng năm ở phía nam tỉnh Buenos Aires. Điều này khiến vẹt không có thức ăn và chúng di chuyển ngày càng gần tới các thành phố, nơi chúng tìm thấy thức ăn, nước uống và nơi trú ẩn."
Người dân địa phương đã thử nhiều phương pháp khác nhau như dùng tiếng ồn và đèn laser để đuổi lũ vẹt đi nhưng không hiệu quả. Bà Lera nói rằng cần phải khôi phục môi trường tự nhiên cho vẹt, nhưng cho đến khi đó, người dân phải nghĩ cách chung sống với loài vật này.
Trong vài năm trở lại đây, loài vẹt đã bắt đầu đến đây, tìm nơi trú ẩn trong thị trấn vào mùa thu và mùa đông. Theo người dân địa phương, thị trấn với khoảng 5.000 cư dân này từng có thời điểm ghi nhận số vẹt nhiều gấp 10 lần số dân. Vào mùa hè, loài chim này di cư về phía nam đến các vách đá Patagonia để sinh sản.
Theo nhật báo Wall Street Journal, sau cuộc tấn công tỉnh Bryansk bằng tên lửa tầm xa ATACMS do Mỹ cung cấp, quân đội Ukraine có thể nhắm mục tiêu vào tỉnh Rostov của Nga.
Hôm nay, 24/11, hàng triệu cử tri Romania đi bỏ phiếu bầu tổng thống vòng 1 để chọn ra người lãnh đạo quốc gia trong nhiệm kỳ 5 năm tới. 13 chính trị gia tham gia tranh cử để chọn ra 2 ứng cử viên có số phiếu cao nhất bước vào vòng 2, dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 8/12 tới.
Sau hai tuần đàm phán hỗn loạn và căng thẳng, đại diện gần 200 quốc gia đã thông qua hiệp ước tài chính gây tranh cãi vào sáng nay, tại Hội nghị Thượng đỉnh về khí hậu thường niên lần thứ 29 (COP29) ở Baku, Azerbaijan.
Theo tờ Finacial Times (FT), Nga đã tuyển hàng trăm lính đánh thuê Yemen có liên hệ với Houthi đưa đến chiến đấu ở Ukraine, làm nổi bật mối quan hệ ngày càng gần gũi giữa Moscow và Houthi.
Nga cảnh báo Pháp và Anh sẽ phải đối mặt với hậu quả sau khi cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa tấn công lãnh thổ Nga.
Hàng chục quốc gia đang phát triển, bao gồm cả các quốc đảo, đã bỏ cuộc họp về tài chính khí hậu tại Hội nghị COP29 tại Baku, Azerbaijian sau các cuộc đàm phán và tranh luận căng thẳng.
0