Hàng nghìn sinh viên, lập trình viên tham dự FOSSASIA Summit 2024

Hôm nay (8/4), Hội nghị thượng đỉnh về Công nghệ thông tin & Nguồn mở châu Á đã khai mạc và thu hút hơn 2.000 người tham dự, bao gồm sinh viên, lập trình viên, các công ty công nghệ toàn cầu và nhiều chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực.

Có mặt tại sự kiện, bạn Trịnh Thị Xuân Giang, sinh viên năm 2, Trường Công nghệ Thông tin Truyền thông (Đại học Bách Khoa Hà Nội) cho biết, bạn cảm thấy rất may mắn vì đã đăng ký tham gia Hội nghị thượng đỉnh về Công nghệ thông tin & Nguồn mở Châu Á. Ngoài tham quan các gian hàng triển lãm sản phẩm công nghệ, Xuân Giang còn được trực tiếp tham gia buổi thảo luận, hướng dẫn về thuật toán mới nhất của chuyên gia Chris Cordle.

Sinh viên Bách Khoa rất hứng thú với chương trình này nên các suất đăng ký hết rất sớm. Đến đây em được nghe rất là nhiều thông tin chuyên sâu về ngành CNTT đến từ những chuyên gia hàng đầu. Đây cũng là một cơ hội rất là tốt để em có thể giao lưu và học hỏi với các bạn bè trong và ngoài nước”, SV Xuân Giang chia sẻ.

Không chỉ là nơi giao lưu học hỏi của các bạn sinh viên đang nghiên cứu về CNTT, FOSSASIA Summit 2024 còn là cầu nối quan trọng, góp phần giúp doanh nghiệp Việt tiếp cận các giải pháp công nghệ tiên tiến nhất, là cơ hội để các lập trình viên trong nước và quốc tế nâng cao chuyên môn, kiến thức và tay nghề.

FOSSASIA Summit 2024 còn là cầu nối quan trọng, góp phần giúp doanh nghiệp Việt tiếp cận các giải pháp công nghệ tiên tiến nhất.

Chị Divya Mohan, lập trình viên cao cấp Công ty Suse cho biết, chị đã theo dõi FOSSASIA Summit nhiều năm liền, vì đây là cơ hội để gặp gỡ đại diện các công ty công nghệ đi đầu trong lĩnh vực với đa dạng các chủ đề. Theo chị Mohan, những vấn đề được đem ra bàn thảo rất hữu ích với công việc hiện tại và tầm nhìn chiến lược của công ty chị. Chị Mohan bày tỏ sự bất ngờ với quy mô của hội nghị năm nay và cho biết, đây là diễn đàn công nghệ lớn nhất châu Á mà chị từng tham gia.

Tại sự kiện, sẽ có hai hoạt động diễn ra song song bao gồm: Hội thảo về "Giải pháp nguồn mở cho phát triển bền vững" và Triển lãm, giới thiệu sản phẩm, giải pháp CNTT từ các tập đoàn công nghệ hàng đầu.

Trong ngày đầu tiên diễn ra hội nghị,  đã có gần 40 bài phát biểu của các diễn giả xoay quanh các chủ đề công nghệ hấp dẫn nhất bao gồm: Trí tuệ nhân tạo, Công nghệ bán dẫn, Công nghệ đám mây và mở rộng, Web3 và Crypto, Bảo mật thông tin, và cơ sở dữ liệu số.

Ông David YR FU, kỹ sư công nghệ Công ty MySQL chia sẻ, hiện nay có 2 điểm rất quan trọng trong lĩnh vực CNTT là phát triển cơ sở dữ liệu số và bảo mật thông tin. Đây cũng là xu hướng mà các quốc gia châu Á đang tập trung phát triển và ông cũng thấy rất nhiều tiềm năng ở Việt Nam đối với mã nguồn mở. Theo ông YR FU, những diễn đàn như này sẽ là cơ hội ý nghĩa để có thể học hỏi thêm thế mạnh của các đơn vị trong lĩnh vực.

“Hôm nay trong hội trường tôi đã nhìn thấy những bạn đã đến đây lần thứ 15. Mỗi năm chúng tôi có 1 lần để gặp gỡ nhau tại sự kiện, cùng chia sẻ và giao lưu với nhau. Tôi rất là mừng. Điều đó cũng chứng tỏ FOSSASIA đã đem lại những giá trị hữu ích cho họ để họ tiếp tục trở lại mỗi năm”.

Bà Đặng Hồng Phúc, nhà sáng lập FOSSASIA

FOSSASIA Summit là chuỗi sự kiện thường niên về CNTT & Công nghệ mở được tổ chức lần đầu tiên tại TP. Hồ Chí Minh năm 2009. Những năm sau đó, FOSSASIA đã mang Open Tech Summit đến nhiều quốc gia trong khu vực bao gồm: Singapore, Thái Lan, Campuchia, Ấn Độ và Trung Quốc. Trong ngày đầu tiên, hội nghị đã đón hơn 2.000 người tham dự, 35 gian hàng của các công ty trong và ngoài nước cùng với sự góp mặt của 200 diễn giả là chuyên gia công nghệ đến từ 60 quốc gia.

FOSSASIA Summit 2024 diễn ra trong 3 ngày, từ hôm nay 8/4 đến 10/4 tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Hà Nội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ủy ban Bảo vệ dữ liệu cá nhân Hàn Quốc vừa thông báo quyết định phạt Meta, công ty mẹ của Facebook và Instagram 21,6 tỷ won (tương đương 15,6 triệu USD) vì thu thập dữ liệu nhạy cảm của người dùng mà không thông báo và cung cấp cho các nhà quảng cáo.

Với mong muốn đóng góp vào sự phát triển của ngành y tế, nhóm sinh viên Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) đã chế tạo robot y tá Florence có khả năng nhận diện khuôn mặt, hỗ trợ tình trạng quá tải và thiếu hụt nhân lực ở các bệnh viện.

Ngày 5/11 tới, Nhật Bản sẽ phóng vệ tinh bằng gỗ đầu tiên trên thế giới trong sứ mệnh của SpaceX, mở ra hy vọng giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong không gian.

Các chuyên gia hàng đầu về giáo dục và công nghệ vừa tham dự Hội thảo “Giải mã nghịch lý ngành công nghệ: 'Đại bàng' gõ cửa nhưng nhân lực khép cửa”. Những chia sẻ tại Hội thảo giúp tìm ra hướng đi, để công tác đào tạo nhân lực công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu lớn hiện nay của các doanh nghiệp.

Nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực điện tử, thiết bị thông minh, Triển lãm chuyên ngành Quốc tế Điện tử và Thiết bị thông minh Việt Nam (IEAE) đã khai mạc sáng 30/10 tại Hà Nội.

Chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ AI đang là xu hướng tất yếu giúp doanh nghiệp duy trì cạnh tranh và phát triển bền vững. Tuy nhiên, để thành công, doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ lưỡng từ nâng cao năng lực nội bộ, đảm bảo bảo mật đến tuân thủ quy định pháp lý.