Hàng tấn chất thải rắn sinh hoạt thải ra môi trường

Theo Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, từ đầu năm 2024 đến nay, mỗi ngày cả nước thải ra môi trường 67.877 tấn chất thải rắn sinh hoạt, trong đó khu vực đô thị thải ra hơn 38.000 tấn rác.

Tỷ lệ thu gom toàn quốc đạt trên 88%; phần lớn rác thải được thu gom đang được xử lý bằng phương pháp chôn lấp với khoảng hơn 76%, trong đó nhiều khu vực chôn lấp chưa hợp vệ sinh, gây tốn tài nguyên đất và tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường.

Nhiều địa phương đề xuất, cần có nguồn lực riêng cho việc thúc đẩy phân loại rác tại nguồn, từ đó đầu tư đồng bộ các khâu từ phân loại, thu gom đến vận chuyển và xử lý.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố ban hành các văn bản quy định chi tiết về quản lý chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân; bố trí quỹ đất cho khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt, thực hiện việc giao đất kịp thời; bố trí kinh phí đầu tư xây dựng, vận hành hệ thống thu gom, lưu giữ, trung chuyển, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

Các nội dung trên phải được thực hiện tại các địa phương chậm nhất là ngày 31/12/2024.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cứ vào dịp Tết Nguyên đán, Phủ Tây Hồ luôn là nơi được nhiều du khách đến tham quan thắp hương, do đó tiềm ẩn nguy cơ về an toàn phòng cháy chữa cháy. Để chủ động ngăn ngừa hoả hoạn ngay từ sớm, Công an quận Tây Hồ đã triển khai kế hoạch kiểm tra, giám sát hoạt động tại khu vực này.

Vào những ngày này, làng hoa Tây Tựu trở nên nhộn nhịp hơn hẳn, do các nhà vườn vào mùa phục vụ Tết Nguyên đán. Mặc dù ảnh hưởng của cơn bão Yagi khiến đất trở nên nhão hơn, nhưng các nhà vườn đang tích cực chăm sóc để hoa nở đúng thời gian phục vụ thị trường Tết.

Tết năm nay, hơn 1 nghìn hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn của Hà Nội chung một niềm vui khi được quây quần, sum họp bên nhau trong căn nhà mới, do Mặt trận Tổ quốc thành phố hỗ trợ xây, sửa.

Tết Nguyên đán là thời gian cao điểm sử dụng điện của người dân. Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội đã xây dựng nhiều phương án cấp điện linh hoạt, có dự phòng, đồng thời tăng cường lực lượng ứng trực để đảm bảo không xảy ra các sự cố lưới điện trong dịp Tết.

Chiều 24/1 và ngày 25/1 sẽ là thời điểm cao điểm nhất trong năm về nhu cầu đi lại, di chuyển từ Thủ đô Hà Nội về các tỉnh thành phố. Theo dự đoán, năm nay đợt di chuyển sẽ kéo dài chứ không tập trung vào một ngày như các năm trước, do thời gian nghỉ Tết lên tới 9 ngày.

Năm nay, hơn 5.000 người nghèo, sinh viên khó khăn từ TP.HCM được về quê đón Tết bằng những tấm vé tặng của “Mang Tết về nhà”, chương trình do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh khởi xướng.