Hàng triệu người tị nạn Sudan bị lãng quên

Ngày 15/4/2024, tròn một năm xảy ra cuộc xung đột giữa quân đội Sudan và lực lượng hỗ trợ nhanh bán quân sự (RSF) khiến hơn 8,5 triệu người phải rời bỏ nhà cửa, tạo ra cuộc khủng hoảng di cư lớn nhất thế giới. Liên hợp quốc đã kêu gọi viện trợ nhân đạo nhiều hơn để hỗ trợ người tị nạn và người di tản chạy trốn khỏi Sudan.

Mỗi ngày, khoảng 1.800 người chạy trốn khỏi Sudan đến Nam Sudan và hầu hết đều đi qua trung tâm quá cảnh gần thị trấn Renk sau khi đi qua cửa khẩu biên giới Joda - Wunthou.

Sau khi chạy trốn khỏi cuộc chiến ở Sudan đến Ai Cập, Mohamed Ismail ước mong tìm được việc gì đó để nuôi gia đình gồm 5 đứa con. Nay anh đã tìm được việc làm với mức lương ít ỏi khoảng 100 USD/tháng, tại một nhà máy giấy ở Giza. Mohamed Ismail, 42 tuổi, cho biết, an toàn là mối quan hàng đầu của anh và các thành viên trong gia đình.

Khoảng 1.800 người chạy trốn khỏi Sudan đến Nam Sudan và hầu hết đều đi qua trung tâm quá cảnh gần thị trấn Renk sau khi đi qua cửa khẩu biên giới Joda - Wunthou.

Chúng tôi thậm chí không nghĩ đến giáo dục vì tình hình kinh tế không cho phép điều đó. Với tư cách là cha mẹ, điều đó thực sự ám ảnh, nhưng tôi bất lực.

Anh Mohamed Ismail - người dân Sudan.

Chiến tranh Sudan nổ ra vào ngày 15/4/2023 do một quá trình chuyển đổi chính trị đã được lên kế hoạch. Quân đội Sudan do Abdel Fattah al-Burhan lãnh đạo, và RSF do Mohamed Hamdan Dagalo chỉ huy, đang đấu tranh để bảo vệ lợi ích của họ.

Liên hợp quốc đã kêu gọi viện trợ nhân đạo nhiều hơn để hỗ trợ người tị nạn và người di tản chạy trốn khỏi Sudan.

Một số người không thể trở lại thủ đô bị chiến tranh tàn phá. Hàng trăm ngàn người đã vượt biên giới sang Ai Cập, Chad và Nam Sudan, một số chạy trốn sang Ethiopia và Cộng hòa Trung Phi.

Chúng tôi muốn quay trở lại, nhưng các con đường đã bị chặn, những con đường nối liền các thành phố như Khartoum, Omdurman và những nơi khác đều không thể đi được.

Chị Mawadah Mohamed - giáo viên người Sudan.

Chiến tranh đã gây ra một trong những cuộc khủng hoảng nhân đạo và di dân tồi tệ nhất trên thế giới.

Chiến tranh đã gây ra một trong những cuộc khủng hoảng nhân đạo và di dân tồi tệ nhất trên thế giới, đồng thời là một trong những cuộc khủng hoảng bị lãng quên, mặc dù những tác động và hậu quả của nó và sự đau khổ của người dân là không thể chấp nhận được.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Số lượng du khách tăng vọt gây ra tình trạng quá tải tại các thành phố ở châu Âu. Nhiều quốc gia trong khu vực này đã phải thúc đẩy các biện pháp kiểm soát du lịch như thu phí vào cửa hay hạn chế số lượng phương tiện chuyên chở du khách.

Tại Nhật Bản có một lễ hội thu hút sự chú ý của du khách từ khắp nơi trên thế giới là cuộc thi khóc Sumo. Lễ hội có niên đại khoảng 400 năm và được tổ chức tại các đền thờ trên khắp nước này.

Nhiệt độ đã lên tới 50 độ C ở nhiều khu vực khác nhau trên khắp Philippines, do hiện tượng thời tiết El Nino làm tăng thêm sức nóng bao trùm cả nước.

Giới chức Israel hiện đang gấp rút chuẩn bị biện pháp đối phó với việc Tòa án Công l‎ý Quốc tế sắp ban hành lệnh bắt giữ các quan chức nước này, trong đó có Thủ tướng Benjamin Netanyahu, với cáo buộc vi phạm luật pháp quốc tế trong cuộc chiến tại Dải Gaza.

Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne cho biết dân thường ở Liban sẽ phải trả giá nếu xung đột giữa Israel và lực lượng Hezbollah leo thang.

Bộ Tư lệnh Trung ương Mỹ CENTCOM và lực lượng không quân Hoàng gia Jordan đã tiến hành một đợt viện trợ nhân đạo bằng cầu không vận để cung cấp hàng cứu trợ cho dân thường ở phía Bắc Gaza.