HĐND thông qua nghị quyết về hoạt động chất vấn

HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về kết quả giám sát của HĐND thành phố về việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm trong thực thi công vụ của các cơ quan nhà nước, kết quả giải quyết kiến nghị cử tri.

Trong phiên làm việc sáng 4/7, HĐND thành phố Hà Nội đã biếu quyết thống nhất cao thông qua Nghị quyết về kết quả giám sát của HĐND thành phố về việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm trong thực thi công vụ của các cơ quan nhà nước thuộc thành phố Hà Nội; kết quả giải quyết kiến nghị cử tri 6 tháng đầu năm 2024.

Bên cạnh việc làm rõ, đánh giá 19 nội dung kết quả, ưu điểm, Đoàn Giám sát HĐND thành phố Hà Nội đã chỉ ra 28 hạn chế cụ thể thuộc trách nhiệm của UBND, các sở, ngành và các cơ quan nhà nước thuộc thành phố khi thực hiện kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm trong thực thi công vụ.

HĐND thành phố đề nghị tiếp tục tăng cường công tác quán triệt, tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định của Trung ương, Chính phủ và Chỉ thị số 24 của Ban Thường vụ Thành ủy về “Tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị thành phố Hà Nội”;  kiên quyết xử lý nghiêm, kịp thời các trường hợp cán bộ, công chức, viên chức có biểu hiện vi phạm đạo đức, kỷ luật công vụ, các trường hợp né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, gây khó khăn, phiền hà cho cá nhân, tổ chức và các trường hợp có biểu hiện nhũng nhiễu, tiêu cực và các biểu hiện được quy định trong Chỉ thị số 24.

HĐND thành phố yêu cầu thực hiện nghiêm túc các nghị quyết của HĐND thành phố về giải quyết kiến nghị cử tri với HĐND thành phố từ đầu nhiệm kỳ 2021-2026 đến nay.

HĐND thành phố Hà Nội đã biếu quyết thống nhất cao thông qua nghị quyết về hoạt động chất vấn.

Với tỷ lệ thống nhất cao, HĐND thành ph đã thông qua Nghị quyết phiên chất vấn và trả lời chất vấn kỳ họp thứ 17.

HĐND thành phố yêu cầu UBND thành phố; giám đốc, thủ trưởng các sở, ngành; chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã và đơn vị liên quan nghiêm túc thực hiện những giải pháp, cam kết, khắc phục những tồn tại, hạn chế, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác quản lý nhà nước đối với vấn đề kỷ luật, kỷ cương trách nhiệm trong thực thi công vụ, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm trên địa bàn thành phố.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Việc Quốc hội thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) tạo thêm hành lang pháp lý, cơ chế đặc thù vượt trội để Hà Nội có những điều kiện thuận lợi, phát triển công nghiệp văn hóa.

Hơn một năm nay, người dân sinh sống ở phố Phó Đức Chính (phường Nguyễn Trung Trực, quận Ba Đình) luôn bất an bởi điểm sạt lở bờ kè thuộc cụm dân cư số 1. Tình trạng này đang có nguy cơ gây hư hại đến các công trình giao thông, nhà cửa và đe dọa tính mạng của cư dân.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến thương vong về người tại các vụ cháy nhà riêng lẻ chủ yếu do không có lối thoát hiểm. Vấn đề này đã được khắc phục bước đầu khi có sự tuyên truyền, vận động của chính quyền cơ sở.

Đến thời điểm này, các địa phương của Hà Nội đã thực hiện xong việc sắp xếp các đơn vị hành chính. Vấn đề xử lý, sắp xếp tài sản công, trụ sở sau sáp nhập để tránh lãng phí cũng là mối quan tâm và mong mỏi của các địa phương và nhân dân ở nơi thực hiện sáp nhập.

Tính đến thời điểm này, Mê Linh là huyện duy nhất của Hà Nội đã được thông qua kế hoạch sử dụng đất trong năm 2025. Đây là cơ sở quan trọng để các đơn vị thuộc huyện, doanh nghiệp và người dân chủ động khi thực hiện các công việc liên quan đến triển khai, thủ tục và sử dụng đất.

Luật Thủ đô 2024 đã mở ra những bước tiến mới trong việc bảo tồn và phát triển các khu phố, tuyến phố và làng nghề, nhằm thu hút du lịch, phát huy giá trị văn hóa, thúc đẩy các hoạt động thương mại, cải thiện điều kiện sống của người dân và bảo tồn các ngành, nghề truyền thống.