Hệ lụy từ bỏ cọc sau đấu giá đất

Đã trải qua nhiều ngày nhưng sự việc bỏ cọc của chủ nhân 55/68 lô đất trúng đấu giá ở huyện Thanh Oai vẫn là chủ đề được dư luận quan tâm, dù kết quả này đã dự đoán trước.

Có quá nhiều câu hỏi được đặt ra như: Tại sao thức khuya, dậy sớm, tranh nhau đấu giá rồi lại bỏ cọc? Có hay không chuyện cố tình thổi giá đất đấu giá, tạo mặt bằng giá mới? Bao nhiêu người có nhu cầu mua đất ở thật sự trúng đấu giá?...

Chỉ 13 trên tổng số 68 lô đất trúng đấu giá đã được nộp tiền (trong đó lô cao nhất chỉ có giá 55 triệu đồng/m2) đã cho thấy giá trị thật của đất khu vực này chỉ ở ngưỡng vậy, nhưng đã bị đẩy lên gấp hơn 2 lần, từ đó tạo mặt bằng giá ảo dẫn tới sự hỗn loạn về giá nhà đất.

Những người tham gia đấu giá đất ở huyện Thanh Oai ngày 10/8.

PGS.TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu giá Bộ Tài chính, nhận định: “Việc thu lợi chỉ thuộc về một nhóm nhỏ nhà đầu tư, còn phần đông người dân có nhu cầu ở thực không thể với tay đến giấc mơ an cư. Chưa kể giá trúng đấu giá cao đột biến có thể tạo xu hướng đầu cơ đất đai khi có thêm nhiều người đổ đi mua, với kỳ vọng tiếp tục kiếm lời từ làn sóng này”.

KTS. Đào Ngọc Nghiêm, nguyên Kiến trúc sư Trưởng TP Hà Nội, cho biết: “Tại Hà Nội và một số tỉnh, thành khác, rất nhiều những mảnh đất, biệt thự bỏ hoang, rộng hơn là khu đô thị bỏ hoang bởi giới đầu cơ đất chôn vốn tại đó. Điều này dẫn đến sự lãng phí tài nguyên, quy hoạch chung bị lộn xộn, mất thẩm mỹ, còn người cần nhà để ở hay đất canh tác thì không có để mà mua”.

PGS.TS Ngô Trí Long cho biết phần đông người có nhu cầu mua đất ở không có cơ hội trúng đấu giá.

Trong khi chế tài xử lý chưa đủ mạnh, việc giá khởi điểm thấp - trả giá cao - rồi bỏ cọc như ở huyện Thanh Oai có thể tạo "vết dầu loang" trên thị trường đấu giá đất các huyện vùng ven Hà Nội. Việc bỏ cọc 80% thậm chí hơn, hoàn toàn có thể lặp lại khi thành phố tiếp tục đấu giá hơn 250 lô đất ở 4 huyện Thanh Oai, Mỹ Đức, Đan Phượng và Mê Linh.

Một câu nói đang được lan truyền: “Nhà để ở - đất để đầu tư”, nhưng dù “ở” hay “đầu tư” thì cũng cần tính toán, xem xét tới giá trị thật. Bởi cuối cùng, khi bạn “cất tiền vào đất” và rơi vào bẫy của nhóm đầu cơ thì đó là một sự thiệt hại về kinh tế không chỉ với riêng bạn mà cả xã hội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thời gian gần đây, giá nhiều lô đất nền ở làng quê vùng ven Hà Nội liên tục tăng cao chóng mặt, có nơi đã vượt 100 triệu đồng/m².

Hà Nội dự kiến thu hồi khoảng 136ha đất để triển khai hai dự án giao thông trọng điểm là đoạn đường Vành đai 3,5 từ Phúc La - Văn Phú đến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ và đoạn đường Vành đai 2,5 từ Nguyễn Trãi đến Đầm Hồng, nhằm giảm ùn tắc giao thông và thúc đẩy phát triển đô thị.

UBND thành phố vừa yêu cầu khẩn trương đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật 16 khu đô thị trên địa bàn để bàn giao.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh chỉ đạo trong tháng 1 năm 2025 phải xử lý dứt điểm dự án để treo của Tập đoàn Tân Hoàng Minh ở khu đất vàng rộng gần 8.000 m² tại địa chỉ số 94 phố Lò Đúc, quận Hai Bà Trưng.

Tháo gỡ vướng mắc để khởi động lại các dự án đang là nhiệm vụ trọng tâm được Hà Nội tập trung chỉ đạo, bởi trên địa bàn Thủ đô đang tồn tại hàng trăm khu đất ở các vị trí đắc địa, nhưng bị bỏ hoang cả chục năm, gây lãng phí rất lớn về nguồn lực đất đai.

Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Chương Mỹ vừa tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất ở tại xã Hoàng Văn Thụ và xã Hữu Văn.