Hệ luỵ từ chiến lược Đông tiến của NATO| Nhìn ra thế giới | 02/04/2024

Cách đây 75 năm, ngày 4/4 năm 1949, tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO được thành lập, với các thành viên ban đầu gồm Mỹ, Canada và một số nước Tây Âu. Tới nay, tổ chức này liên tục kết nạp nhiều thành viên và ngày càng tiến sát biên giới Nga. Việc tổ chức này mở rộng về “phía Đông” gây ra những hệ lụy thế nào đối với an ninh toàn cầu đang là vấn đề được dư luận hết sức quan tâm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chiến tranh và xung đột thúc đẩy chi tiêu quân sự toàn cầu đạt kỷ lục mới. Báo cáo của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) cho thấy thế giới đã chi khoảng 2.440 tỷ USD cho mục đích quân sự vào năm 2023, số tiền cao nhất từng có. Xu hướng này vẫn tiếp tục duy trì khi những bất ổn về địa chính trị hiện nay chưa được giải quyết và các nước tiếp tục chạy đua vũ trang.

Báo cáo do Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) công bố trong tháng 4 dự báo khối lượng thương mại hàng hóa thế giới sẽ tăng 2,6% trong năm nay và 3,3% vào năm 2025. Trong đó, châu Á sẽ đóng một vai trò quan trọng hơn trong thương mại hàng hóa toàn cầu, đóng góp khoảng 45% vào tổng xuất khẩu của thế giới và hơn 80% vào nhập khẩu.

Sau nhiều lần trì hoãn, cuối cùng Quốc hội Mỹ cũng đã thông qua khoản viện trợ trị giá gần 61 tỷ USD cho Ukraine, là nguồn lực quan trọng cho Ukraine trong bối cảnh Kiev từng cảnh báo nước này sẽ thua trong cuộc xung đột với Nga nếu các chính trị gia Mỹ không thể thông qua gói viện trợ mới. Liệu gói viện trợ của Mỹ có thể giúp Kiev xoay chuyển cục diện trên chiến trường hay chỉ làm xung đột kéo dài thêm?

Phiên tòa hình sự xét xử cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa diễn ra tại New York. Ông Trump bị cáo buộc làm giả hồ sơ để che đậy khoản thanh toán nhằm mua chuộc sự im lặng của một diễn viên khiêu dâm. Đây là phiên tòa đầu tiên mang tính lịch sử đối với một cựu tổng thống Mỹ và có thể là bước ngoặt đối với cuộc bầu cử tổng thống năm 2024, khi mà ứng cử viên của Đảng Cộng hòa này đang tìm cách trở lại nắm quyền.

Ngày 22/4 hàng năm được Đại hội đồng Liên hợp quốc chọn là Ngày Trái đất. Chủ đề năm nay là “Trái đất và nhựa” nhằm kêu gọi các quốc gia giảm 60% sản lượng tất cả các loại nhựa vào năm 2040, hướng đến chấm dứt việc sử dụng nhựa vì sức khỏe của con người và Trái đất. Nếu không có các giải pháp hữu hiệu, kịp thời thì những tác động tiêu cực từ rác thải nhựa sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến Trái đất.

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long sẽ từ nhiệm vào ngày 15/5/2024, sau 20 năm lãnh đạo đất nước. Người kế nhiệm ông sẽ là Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Lawrence Wong. Đây là tiến trình chuyển giao lãnh đạo đã được lên kế hoạch từ lâu của Singapore, và được thủ tướng Lý Hiển Long gọi là thời khắc quan trọng.