Hết lòng vì người bệnh
Khoa cấp cứu Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, nơi đây từng là mặt trận cam go nhất khi dịch Covid-19 tấn công. Gác lại gia đình, quên cả bản thân, các bác sĩ lấy bệnh viện là nhà. Và giờ đây, sau đại dịch, họ vẫn không hề ngơi nghỉ.
Bác sĩ Phạm Văn Mạnh, Khoa cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết: "Các bệnh nhân mắc sốt xuất huyết hay thậm chí các bệnh nhân hồi sức truyền nhiễm thông thường khác như viêm màng não hay uốn ván, viêm phổi khiến áp lực công việc rất nặng. Số lượng nhân viên có hạn với số lượng bệnh nhân đông làm cho cường độ công việc khá lớn."
Sau đại dịch Covid-19, việc thăm khám sức khoẻ trực tuyến ngày càng trở nên phổ biến. Mỗi ngày dược sĩ Đỗ Thị Ánh Tuyết lại đều đặn dành ra 1-2 giờ đồng hồ để tư vấn, thăm khám sức khoẻ miễn phí online cho các bệnh nhân. Cũng như nhiều bác sĩ khác, mong muốn lớn nhất của chị là chung tay nâng cao sức khoẻ cộng đồng. Chị cũng là một trong số ít những người trẻ áp dụng thành công công nghệ AI vào khám chữa bệnh.
Dược sĩ Đỗ Thị Ánh Tuyết, CEO Phòng khám đa khoa AIVI chia sẻ: "Làm trong ngành Y, tôi luôn tâm niệm làm sao có thể giúp đỡ được nhiều người bệnh nhất. Trong hơn 20 năm làm nghề, tôi cũng có mở phòng khám riêng và luôn luôn muốn áp dụng những khoa học tiến bộ của Y học. Nhờ ứng dụng AI vào công việc khám chữa bệnh mà chúng tôi không cần phải dùng quá nhiều nhân sự, giảm tải được gánh nặng cho các bác sĩ. Công nghệ AI kết hợp với máy móc đã giúp kết luận kết quả khám bệnh nhanh chóng, bệnh nhân không phải chờ đợi lâu."
Đúng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, dược sĩ Ánh Tuyết lại dành trọn buổi sáng để chia sẻ những bí quyết chăm sóc sức khoẻ chủ động cho cộng đồng doanh nghiệp BNI. Hội trường đông kín người từ 6h30 sáng, nhiều người đã được tư vấn sức khoẻ miễn phí cho cả gia đình.
27/2 cũng là dịp để mỗi người nói lời tri ân, lời cảm ơn đến các dược sĩ, bác sĩ và nhân viên y tế. Mang trong mình sứ mệnh cao quý "chữa bệnh, cứu người", bằng y đức, trí tuệ, tài năng và khát vọng lớn, những người thầy thuốc Việt Nam có thể đặt ra những tầm nhìn mới, mục tiêu cao, phấn đấu đưa ngành Y tế Việt Nam nằm trong nhóm đầu các nước trong khu vực và vươn tầm thế giới, chung tay vì sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Trong bối cảnh ngành y tế còn nhiều khó khăn như thiếu nhân lực, chưa đồng bộ ở các tuyến điều trị, việc ứng dụng công nghệ cao giúp rút ngắn thời gian khám chữa bệnh, tăng độ chính xác và nâng cao hiệu quả điều trị, tiết kiệm chi phí, giúp nhiều người bệnh có cơ hội được khám chữa bệnh ở giai đoạn sớm.
Thuốc lá chứa 7.000 hóa chất, trong đó có 69 chất gây ung thư và là nguyên nhân gây nên 25 loại bệnh như: các bệnh ung thư, tim mạch, các bệnh về hô hấp và sinh sản. Sử dụng thuốc lá là một trong nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong sớm.
100% trạm y tế ở 10 tỉnh vùng cao, miền núi, khó khăn sẽ được triển khai khám, chữa bệnh từ xa thông qua việc áp dụng công nghệ thông tin, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI).
Chiều 21/11, Quốc hội đã thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Dược, trong đó nghiêm cấm hành vi bán lẻ theo phương thức thương mại điện tử với thuốc kê đơn.
Bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) vừa tiếp nhận 7 nạn nhân bị ngộ độc thực phẩm do ăn thịt của chó bị bệnh.
Sở Y tế Hà Nội và Cơ quan Quản lý các bệnh viện công Paris đã ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2024 - 2029.
0