Hiến tạng, cho đi là còn mãi
Thạc sĩ, nữ hộ sinh Lộ Thị Thùy Linh không may mắc bệnh hiểm nghèo bị ngừng tim đột ngột. Sau khi đưa vào Bệnh viện E cấp cứu, hồi sức, mặc dù tim đã đập trở lại, nhưng bệnh nhân rơi vào tình trạng chết não. Gia đình chị Linh đã đồng ý hiến toàn bộ tạng, giúp hồi sinh cuộc sống cho 4 bệnh nhân trong đó 1 bệnh nhân được ghép tim, 2 bệnh nhân được ghép thận và 1 bệnh nhân được ghép gan.
Nghĩa cử cao đẹp của nữ hộ sinh đã trở thành nguồn động lực cho các nhân viên y tế, cán bộ, đoàn viên công đoàn y tế và các hội viên tự nguyện đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết, chết não.
Từ câu chuyện của chị Thùy Linh, ngành y tế mong muốn lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa tinh thần tự nguyện đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết, chết não ở cán bộ nhân viên y tế và người dân. Bởi với hơn 1.000 ca ghép tạng mỗi năm, chỉ có 5% nguồn hiến từ người chết não, 95% nguồn hiến còn lại từ người sống.
Mặc dù đã có 23 bệnh viện thành lập được tổ tư vấn, vận động hiến tạng, nhưng số lượng các tổ vấn hoạt động hiệu quả không nhiều, nguyên nhân là chưa có chế độ, chính sách đãi ngộ thực sự phù hợp.
Việc ký kết hợp tác của Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam, Công đoàn Y tế Việt Nam và Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam trong công tác tuyên truyền đăng ký hiến tặng mô, tạng sẽ là hoạt động có sức lan tỏa nhằm thay đổi nhận thức của xã hội về hiến mô, tạng, góp phần mang lại cơ hội sống cho nhiều người bệnh.
Sau buổi tiệc liên hoan Trung thu, có 55 em học sinh Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS & THPT huyện Xín Mần nghi bị ngộ độc và phải nhập viện để điều trị.
Sở Y tế TP. HCM huy động các bệnh viện hỗ trợ 30.000 túi thuốc cho các tỉnh, thành miền Bắc đang bị ảnh hưởng nặng nề sau bão số 3.
Mới đây, Bệnh viện chuyên khoa & Trung tâm nghiên cứu King Faisal (KFSHRC) của Ả-rập Xê-út đã thực hiện thành công ca ghép tim hoàn toàn bằng robot cho một bệnh nhân 16 tuổi bị suy tim giai đoạn 4.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, đã sơ duyệt vaccine của hãng dược phẩm Đan Mạch Bavarian Nordic là vaccine đầu tiên phòng bệnh đậu mùa khỉ.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã hỗ trợ khẩn cấp cho Việt Nam 1 triệu viên khử khuẩn nước Aquatabs và 500 túi đựng nước nhằm bảo vệ sức khoẻ của hàng trăm nghìn người dân trên khắp các tỉnh của miền Bắc Việt Nam sau sự tàn phá nặng nề mà bão Yagi gây ra.
Bộ Y tế vừa ban hành văn bản số 5400 gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và vệ sinh môi trường sau mưa lũ và ngập lụt.
0