Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của ngoại giao Việt Nam
Triển lãm giới thiệu hơn 120 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu về quá trình đàm phán, ký kết và thực thi hiệp định, trong đó có những tài liệu và hiện vật lần đầu tiên được giới thiệu với công chúng.
Hình ảnh cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, lúc đó là Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam dẫn đầu phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khi vừa đặt chân đến Genève Thuỵ Sỹ tham dự Hội nghị Geneve được trưng bày tại triển lãm.
Ông Phạm Sơn Dương - con trai cố Thủ tướng năm nay đã 74 tuổi, những câu chuyện về 75 ngày đấu trí để ký kết Hiệp định Geneve, ông đã được nghe kể nhiều. Với ông, tất cả như được tái hiện đầy đủ trong triển lãm hôm nay.
Thiếu tướng Phạm Sơn Dương - Con trai cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng chia sẻ: “Hôm nay được đi dự tôi rất xúc động. Từ xưa tôi cũng đc ba kể cho nghe. Lần đầu tiên ba tôi đi từ núi rừng Việt Bắc đến một hội nghị lớn đa phương mà hội nghị đó không chỉ đơn giản là đàm phán giữa Việt Nam với Pháp mà đàm phán với 5 cường quốc. Điều quan trọng của Bác Hồ dặn ba tôi đó là trong hội nghị đám phán thì làm thế nào phải kiên quyết bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc, kiên định về nguyên tắc, mềm dẻo về chiến lược”.
Triển lãm gồm ba phần: Bối cảnh trước Hội nghị Genève; quá trình đàm phán, ký kết, thực thi hiệp định và hành trình đất nước thống nhất, đổi mới và phát triển. Hơn 120 tư liệu ảnh, hiện vật được trưng bày giúp đông đảo các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế cảm nhận trực quan sinh động hơn về tầm vóc và ý nghĩa của Hiệp định Geneve.
Ông Kohdayar Marri - Đại sứ Cộng hoà Hồi giáo Pakistan tại Việt Nam cho hay: “Đây là một buổi triển lãm rất chi tiết, có rất nhiều bức hình tôi chưa từng nhìn thấy trước đây. Buổi triển lãm cũng thể hiện được bao nhiêu gian nan mà Việt Nam đã trải qua và sự cố gắng để tạo nên một mong muốn phát triển và trở thành một đất nước như bây giờ. Ngoài ra, nó chứng minh được tầm quan trọng của sự kiên cường và khả năng ngoại giao khéo léo của Việt Nam”.
Trong diễn văn tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, Hiệp định Geneve là một mốc son trong lịch sử ngoại giao cách mạng Việt Nam. Với việc hiệp định được ký kết, “lần đầu tiên trong lịch sử, các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam đã chính thức được khẳng định trong một điều ước quốc tế và được các bên tham dự hội nghị thừa nhận và tôn trọng. Đồng thời, thắng lợi này mở ra cục diện chiến lược mới để Việt Nam tiến tới thực hiện trọn vẹn mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội.”
Triển lãm về Hiệp định Geneve mở cửa từ 15/7/2024 đến ngày 5/9/2024 tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa phối hợp với Ban quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức Hội nghị cơ chế chính sách và giải pháp thu hút đầu tư vào Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Dấu ấn Di sản công nghiệp là chuyên đề đang gây sự chú ý cho du khách khi đến thăm Bảo tàng Hà Nội những ngày này.
Trong chuyến thăm tới các địa điểm được xem là biểu tượng cho quan hệ Việt - Pháp, Đại sứ Pháp tại Việt Nam, ông Olivier Brochet đã tới thăm Cầu Long Biên và Đại học Dược Hà Nội. Đây là hai trong số nhiều công trình kiến trúc Pháp cổ được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 20.
Hà Nội sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm dịp Tết Dương lịch năm 2025 và 30 điểm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 .
Sáng 20/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ".
Cung Thanh niên Hà Nội vừa phối hợp nền tảng số mở YooLife tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật “Tự hào Việt Nam” với chủ đề “Hát mãi khúc quân hành” và ra mắt dự án mô phỏng hành trình chiến đấu và trưởng thành của QĐND Việt Nam bằng công nghệ thực tế ảo.
0