Hiểu đúng về ngày vía Thần tài

Theo quan niệm dân gian Việt Nam, Thần Tài là vị thần chuyên quản tài - phúc - phú - quý, mang lại tài lộc, sung túc và ngày mùng 10 tháng Giêng Âm lịch hàng năm là ngày vía Thần Tài. Vào ngày này, mọi người thường đi mua vàng vì cho rằng như vậy sẽ gặp được nhiều may mắn và tài lộc trong cả năm. Điều này liệu có đúng, nên hiểu về ngày vía Thần Tài như thế nào để đừng quá 'cuồng tín' chăm chăm vào việc mua vàng.

Nguồn gốc ngày vía Thần tài

Hôm nay là ngày Mùng 10 tháng Giêng Âm lịch, còn là ngày vía Thần Tài là hàng năm. Ngày vía Thần Tài vô cùng quan trọng với giới doanh nhân, thương nhân. Đây không chỉ là ngày để tạ ơn và tưởng nhớ đến vị Thần Tài đã mang lại tài lộc cho gia chủ trong một năm vừa qua; ngày vía Thần Tài còn là ngày với mong muốn được "đổi vía" - khi có vía của vị Thần Tài sẽ đem đến cho gia chủ một năm mới đến thật sung túc và bình an.

Theo quan niệm dân gian Việt Nam, Thần Tài là vị thần chuyên quản tài - phúc - phú - quý, mang lại tài lộc, sung túc và may mắn

Vào ngày này, những gia đình, cơ sở kinh doanh coi trọng việc thờ cúng Thần Tài thường có các hoạt động như: Cúng Thần Tài, mua vàng, mua đồ phong thủy, hay nhiều người còn mua mèo Thần Tài vào ngày này với mong muốn nhiều tài lộc, gặp may mắn trong công việc, buôn bán thuận buồm xuôi gió. Tuy nhiên không phải ai cũng biết nguồn gốc ngày vía Thần Tài, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Theo quan niệm dân gian Việt Nam, Thần Tài là vị thần chuyên quản tài - phúc - phú - quý, mang lại tài lộc, sung túc và may mắn. Về ngoại hình, Thần Tài thường tay cầm kim ngân lượng (vàng), bạc, đầu đội mũ mão, trang phục nghiêm chỉnh. Về nguồn gốc ngày vía Thần Tài, có ít nhất hai câu chuyện được dân gian lưu truyền lại.

Theo một điển tích của Trung Quốc, được ghi chép trong "Sưu thần ký, có người lái buôn tên là Âu Minh, đi qua hồ Thanh Thảo được thủy thần cho một người hầu tên là Như Nguyệt. Sau khi đem Như Nguyệt về nhà được vài năm thì Âu Minh ăn nên làm ra, trở nên giàu có. Một hôm, vào ngày Mùng 1 Tết, không biết vì lý do gì Âu Minh đánh Như Nguyệt, cô sợ quá chui vào đống rác ở góc nhà. Vợ Âu Minh không để ý nên vô tình quét nhà hót luôn cả đống rác có Như Nguyệt bên trong đổ đi. Từ đó về sau, nhà Âu Minh lại nghèo. Người ta đồn rằng, Như Nguyệt chính là Thần Tài và lập bàn thờ để thờ.

Về ngoại hình, Thần Tài thường tay cầm kim ngân lượng (vàng), bạc, đầu đội mũ mão, trang phục nghiêm chỉnh

Một câu chuyện khác, theo truyền thuyết từ xưa, Thần Tài là vị thần sống trên trời, trong một lần xuống dưới hạ giới do uống rượu say, đầu va vào đá nên không nhớ mình là ai. Trong quá trình lưu lạc dưới nhân gian, quần áo Thần Tài mặc trên người bị người dân đem đi bán. May thay, khi Thần Tài đi lang thang ăn xin thì được một cửa hàng bán gà, vịt mời Thần Tài ăn, từ đó cửa hàng này đông nghịt khách hàng. Một thời gian sau, chủ nhà thấy Thần Tài không làm gì, ăn bốc nên không cho ở nữa. Từ đó, cửa hàng làm ăn sa sút, vắng khách. Thấy vậy, nhiều người kinh doanh khác đến mời Thần Tài về, đưa đi mua quần áo mới để mặc. Cũng may, Thần Tài tìm đến đúng cửa hàng đã mua lại quần áo của mình lúc trước. Vị thần mặc lại quần áo của mình, đội mũ bay về trời vào mùng 10 tháng Giêng âm lịch.

Thực hành theo chuyện kể, người xưa xem 10/1 âm lịch hàng năm là ngày vía Thần Tài.

Không khí ngày lễ hội vàng vía thần tài

Mua vàng vào ngày vía Thần Tài đầu Xuân mới - ngày 10 tháng Giêng là nét đẹp văn hóa ngày càng trở nên gần gũi với người dân Việt Nam. Theo quan điểm dân gian, mua vàng trong ngày vía Thần tài để cầu may mắn cho năm mới làm ăn phát đạt, buôn may bán đắt và tài lộc thịnh vượng.

Theo quan điểm dân gian, mua vàng trong ngày vía Thần tài để cầu may mắn cho năm mới làm ăn phát đạt, buôn may bán đắt và tài lộc thịnh vượng

Lễ hội Vàng DOJI 2024 đã được bắt đầu từ ngày mồng 8 Tết tại Trung tâm DOJI TOWER số 5 Lê Duẩn, Hà Nội và gần 200 trung tâm vàng bạc trang sức trực thuộc trên cả nước. Trong những ngày qua, hàng trăm ngàn sản phẩm vàng của DOJI như Vàng Ép Vỉ Kim Long Chiêu Tài, Kim Long Phát Lộc, Trang Sức Vàng 24K, Trang Sức Cao Cấp và Quà Tặng Vàng Kim Bảo Phúc... với mẫu mã sản phẩm đa dạng, chất lượng đảm bảo, phù hợp với nhiều nhu cầu của khách hàng đã được Tập đoàn DOJI triển khai cung cấp trên toàn hệ thống, được đông đảo khách hàng đón nhận, trở thành một món quà đầu xuân giá trị, ý nghĩa và độc đáo. Lễ hội Vàng còn là một hoạt động văn hóa đặc sắc, bên cạnh cơ hội sở hữu những phần quà may mắn đầu xuân, du khách còn được chiêm ngưỡng những sản phẩm đặc biệt do các nghệ nhân DOJI chế tác, và năm Giáp Thìn này là bảo vật Đại Long Nhả Ngọc, được giới thiệu tại DOJI TOWER. Lễ hội Vàng DOJI 2024 - lễ hội Vàng lớn nhất cả nước trong dịp đầu xuân mới, tiếp tục khẳng vị thế dẫn đầu của thương hiệu DOJI trong ngành Vàng bạc Trang sức đá quý tại Việt Nam.

Cần hiểu đúng về ngày vía thần tài

Theo quan niệm, ngày mùng 10 tháng Giêng Âm lịch hàng năm là ngày vía Thần Tài. Vào ngày này, mọi người thường đi mua vàng vì cho rằng như vậy sẽ gặp được may mắn và tài lộc trong cả năm. Điều này, khiến nhiều cửa hàng kinh doanh vàng trở nên quá tải, phải mở cửa từ sáng sớm đến tận đêm khuya. Ở nhiều nơi thậm chí còn xảy ra tình trạng người dân xếp thành hàng dài, chờ đợi cả tiếng để mua vàng cầu may trong ngày vía Thần Tài. Tuy nhiên, không phải ai chen chân mua vàng để lấy may cũng hiểu được nguồn gốc sâu xa của tín ngưỡng này.

Ngày vía thần tài không mua vàng thì mua gì?

Ngoài mua vàng lấy may trong ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng, nhiều sản phẩm "ăn theo" ngày Thần Tài cũng đã và đang thu hút người dân.

Khảo sát trên thị trường cũng như mạng xã hội Facebook, rất nhiều cửa hàng đang đăng bán các loại bánh thỏi vàng, hũ vàng để phục vụ nhu cầu người mua nhân dịp ngày vía Thần Tài

Khảo sát trên thị trường cũng như mạng xã hội Facebook, rất nhiều cửa hàng đang đăng bán các loại bánh thỏi vàng, hũ vàng để phục vụ nhu cầu người mua nhân dịp ngày vía Thần Tài. Tất cả đều trông rất bắt mắt, giá cả phải chăng và nhanh chóng được người tiêu dùng đón nhận.

Bên cạnh đó, tại miền Nam, mâm cúng ngày vía Thần Tài của người miền Nam ngoài các lễ vật cơ bản và bộ tam sên còn có thêm món cá lóc nướng để cầu may. Tại TP. HCM, theo ghi nhận của phóng viên Đài Hà Nội, trái với cảnh nhộn nhịp xếp hàng chờ mua, các cửa hàng năm nay không khí lại khá trầm, gần như chỉ lác đác vài người đi mua vàng cầu may. Thay vào đó, thị trường cá lóc nướng thì lại vô cùng nhộn nhịp và đắt khách.

Thị trường cá lóc nướng tại miền Nam vô cùng nhộn nhịp và đắt khách

Đời sống của người dân Nam Bộ từ xa xưa thường gắn liền với miền sông nước, kênh rạch kể từ khi sinh ra. Do đó, cá lóc có thể được coi là sản vật đặc trưng vùng Nam Bộ, khi dâng lên thần linh sẽ thể hiện lòng biết ơn, trân trọng thiên nhiên ban cho mưa thuận gió hòa, tưởng nhớ đến cuộc sống cần cù của ông cha ngày trước. Cá lóc có sức sống mãnh liệt và khả năng sinh tồn tốt trong nhiều điều kiện khác nhau, thậm chí ở những vùng bùn lầy nên nó còn tượng trưng cho nỗ lực và sự thành công.

Ngoài ra, theo phong thủy, cá luôn là biểu tượng để thu hút tài lộc, may mắn. Cúng ngày vía Thần Tài bằng cá lóc, mọi người mong ước có được cuộc sống trôi chảy thuận lợi như cá bơi trong nước. Vì thế, người dân Nam Bộ có quan niệm việc cúng cá lóc nướng vào ngày vía Thần Tài vì sẽ đem đến nhiều may mắn, tài lộc cho gia chủ, nhờ đó mà được sung túc cả năm.

Người dân Nam Bộ có quan niệm việc cúng cá lóc nướng vào ngày vía Thần Tài vì sẽ đem đến nhiều may mắn, tài lộc cho gia chủ

Là chủ một đơn vị kinh doanh, vào ngày vía Thần tài như hôm nay, ngay từ sáng sớm anh Tuấn Phúc đã đi mua đồ lễ để cúng Thần Tài, cầu mong một năm mới phát tài phát lộc. Năm nào cũng vậy, việc lựa chọn được một con cá lóc đẹp để cúng Thần tài là điều rất quan trọng đối với anh Phúc.

"Công ty tôi khai trương nên tôi đi mua cá về cúng thần tài. Tôi thấy người ta chọn con cá to suôn sẻ, cho nó đẹp. Cũng là mong muốn mình có một năm mới đầy đặn suôn sẻ như con cá cúng thần tài." - anh Tuấn Phúc chia sẻ.

Của hàng cá lóc nướng của anh Phạm Văn Phú đã mở được hơn 10 năm nay, ngày thường anh Phú bán gà nướng và cá lóc nướng. Vào ngày vía Thần Tài như thế này anh Phú huy động gần 10 nhân công chỉ để nướng cá lóc, bếp nướng được hồng than từ sớm ngày mùng 8. Để có được cá lóc nướng ngon, anh Phú đã phải đặt hàng từ các vựa cá lớn tại chợ Bình Điền từ trước tết Nguyên Đán, và chỉ chọn những con cá có trọng lượng khoảng 1,2kg .

Anh Phạm Văn Phú - chủ cửa hàng cá lóc nướng Phú Phát cho biết "Số lượng người mua năm nay nhiều hơn năm ngoái. Tôi nghĩ chắc là do dân ở đây cúng thần tài nhiều hơn. Cũng có thể kinh tế năm nay phục hồi hơn năm ngoái. Cái này làm từ sáng hôm qua rồi, nướng từ sáng hôm qua rồi. tới hôm nay vẫn đang nướng. Thương đông nhất là hôm nay, Trưa nay hoặc chiều nay. Ngày thường thì bán 160 ngàn ngày tết này thì bán 180-200 ngàn".

Tùy theo phong tục, tập quán từng vùng miền mà mâm cúng dâng Thần Tài ngày Mùng 10 sẽ khác nhau. Trong văn hóa người miền Nam sẽ luôn phải có cá lóc nướng, tiền giấy, bánh phát tài, tôm luộc, hoa trái…

Nhiều chuyên gia phong thủy cho biết, miền Nam trước đây là vùng kênh rạch, sông ngòi chằng chịt giúp cá lóc có điều kiện sinh sống nhiều, trở thành một sản vật đặc trưng. Chính điều này nên người dân muốn kính dâng cá lóc lên thần linh là để tỏ lòng biết ơn, trân trọng thiên nhiên mưa thuận gió hòa và tưởng nhớ đến cuộc sống gian khổ nhưng cần cù thời trước của cha ông ta.

Những mong cầu của các hộ kinh doanh

Từ thực tế lượng khách mua vàng hay đặt bánh tài lộc cho ngày vía thần tài cho thấy nhu cầu của người dân tăng cao. Đối với các hộ kinh doanh, những năm gần đây, ngoài việc cúng lễ đầu năm mới, rằm tháng giêng thì nhiều người cũng sắm lễ cúng trong ngày vía thần tài, gửi gắm nhiều mong cầu.

Vào ngày này, các gia đình kinh doanh, buôn bán thường dâng lễ lên Thần Tài, để cầu mong may mắn, tài lộc trong suốt một năm

Theo tín ngưỡng phương Đông, Thần Tài là vị thần đảm nhiệm việc trông coi tiền tài cho gia chủ. Ngày vía Thần Tài là ngày cúng vị thần này để được phù hộ trong chuyện tiền bạc, tài phú. Vì vậy, Ngày vía Thần Tài cũng là ngày quan trọng đối với những người làm ăn, buôn bán, kinh doanh vì Thần Tài là vị thần thường mang đến tài lộc, sung túc và may mắn cho mọi người. Vào ngày này, các gia đình kinh doanh, buôn bán thường dâng lễ lên Thần Tài, để cầu mong may mắn, tài lộc trong suốt một năm.

Từ sáng sớm, chị Hải Anh, ở quận Hoàng Mai đã tất bật cắm hoa, nấu nướng và chuẩn bị mâm cỗ tươm tất để dâng lên ban thờ Thần tài. Theo quan niệm dân gian, trong ngày Vía thần tài, chị cũng chuẩn bị một mâm cỗ tam sên gồm thịt heo, tôm cua, trứng luộc, cầu mong gia đình luôn mạnh khỏe, may mắn, nhiều tài lộc. Tùy theo điều kiện và hoàn cảnh của gia chủ mà mâm cỗ cúng Vía thần tài của mỗi gia đình sẽ khác nhau về nguyên liệu, đồ cúng nhưng quan trọng nhất vẫn là sự thành tâm.

Chị Hải Anh - quận Hoàng Mai: "Mỗi dịp Vía thần tài đến, tôi thường mua hoa đồng tiền vì tôi quan niệm hoa đồng tiền mang lại may mắn về tiền bạc. Thứ hai là mâm cỗ tam sên, thường tự tay tôi sẽ đi chợ, trứng, thịt tự quay, bánh bao, xôi tự đồ, tôm, cua mua tươi sống về tự hấp, tự bày biện. Trong ngày vía thần tài, tôi cầu mong các thành viên trong gia đình luôn được mạnh khỏe, công việc luôn được suôn sẻ, hanh thông".

Theo quan niệm dân gian, tục thờ Thần Tài bắt nguồn từ phương Đông, cho rằng Thần Tài là một vị thần mang nhiều may mắn, tài lộc cho gia chủ. Người làm ăn, buôn bán thì thờ, cúng Thần Tài trong ngày này để mong "tiền vô như nước", có nhiều tài lộc trong năm mới. Với chị Thu Trang, chủ một nhà hàng trên phố Đội Cấn, quận Ba Đình, thì ngày thần tài có một ý nghĩa rất quan trọng. Vì vậy ngoài mâm cỗ tam sên chị còn chuẩn bị thêm bộ vàng mã, bánh kem hũ vàng để tỏ lòng thành kính.

"Ngày Vía thần tài, các hộ kinh doanh chúng tôi rất coi trọng ngày này. Chúng tôi mong đón một năm có nhiều tài lộc , may mắn, gặp thuận lợi trong công việc. Tôi đã chuẩn bị mâm cỗ có tôm, cua, bánh bao, bánh rán, thịt quay. Theo quan niệm của tôi quan trọng nhất là lòng thành". - chị Thu Trang chia sẻ.

Vào ngày Vía Thần tài, người dân cũng có thói quen mua vàng để cầu tài lộc may mắn, sung túc cho cả năm. Thậm chí, nhiều người còn xếp hàng dài, chen chân nhau đứng chờ vài tiếng đồng hồ mua vàng vào đúng ngày vía Thần Tài để cầu mong may mắn, tài lộc trong suốt một năm. Theo các chuyên gia văn hóa, không có chuyện không mua vàng vào ngày này thì kém may mắn, ít tài lộc hơn người mua vàng. Bởi văn hóa Phương Đông đều đề cao chữ "Tâm" theo nghĩa, mọi sự tốt đẹp trong cuộc sống đều đến từ cách ứng xử, thái độ tốt lành với người xung quanh.

Việc mua trong ngày vía Thần Tài chỉ mang ý nghĩa khơi nguồn cho chúng ta động lực để phấn đấu

Niềm tin tín ngưỡng, niềm tin tâm linh thì cơ sở quan trọng nhất chính là sự chân thành, hướng thiện, phải xuất phát từ sự thành tâm. Không nhất thiết phải đổ xô xếp hàng cả ngày cả đêm, thậm chí gây nên rối loạn cho thị trường, gây mất trật tự an toàn cho xã hội để mua vàng cho bằng được.

Cũng đừng lo lắng, bất an vì việc mình không mua được ờ vàng ở trong ngày vía Thần Tài thì cả năm sẽ không sung túc, không phát đạt, không làm ăn tấn tới. Có thể nói, việc mua trong ngày vía Thần Tài khơi nguồn cho chúng ta động lực để phấn đấu thôi. Nếu mua được một chỉ vàng trong ngày Thần Tài mà sau đó cất để đó, rồi không chịu khó làm việc, không năng động, không tích cực thì mãi mãi cũng là một chỉ vàng, không thể tự biến thành một cây vàng, một núi vàng được.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sau 3 năm án binh bất động, đến thời điểm hiện tại, các đơn vị thi công, giám sát đã bắt đầu thi công trở lại. Đội phá dỡ của nhà thầu đang thực hiện giải phóng mặt bằng thuộc phường Ngô Quyền, thị xã Sơn Tây.

Thông tin từ Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của sở sẽ chuyển đến số 2 Phùng Hưng, phường Văn Quán, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.

Trong Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong giao thông đường bộ vừa được Bộ Công an công bố, mức phạt cho lỗi vượt đèn đỏ, đèn vàng được đề xuất sẽ tăng thêm 2 triệu đồng từ năm 2025.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có báo cáo gửi Bộ Công Thương đề xuất cơ chế giá điện hai thành phần. Về lộ trình áp dụng cơ chế giá mới, đơn vị tư vấn đề nghị áp dụng theo giai đoạn: giai đoạn thử nghiệm, giai đoạn chuyển đổi và áp dụng chính thức.

Theo tìm hiểu của phóng viên Đài Hà Nội, sự cố sập nhà trên đường Quang Trung (phường Quang Trung, thị xã Sơn Tây) đã được lường trước và đã di chuyển người và tài sản.

Giá vé đi tàu metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) ở TP. HCM theo lượt có mức thấp nhất 7.000 đồng, cao nhất là 20.000 đồng.