Hiệu quả từ hình thức đấu giá đất cho tổ chức
Ô đất ký hiệu CT2 nằm tại ngã tư Cổ Linh - Trần Đăng Khoa, được UBND quận Long Biên, Hà Nội, tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất ở cho tổ chức vào năm 2023. Ngay sau khi hoàn thiện các thủ tục đầu tư, đơn vị trúng đấu giá đã tiến hành xây dựng nhà ở cao tầng theo quy hoạch. Theo tiến độ, dự án này sẽ hoàn thành và bắt đầu bàn giao nhà từ năm 2026.
Ông Ngô Tuấn Ngọc - Phó Chủ tịch UBND phường Long Biên, quận Long Biên, cho biết: “Về mặt cảnh quan thì các đơn vị đấu giá sẽ phải xây dựng theo quy hoạch của mặt bằng và sẽ được đồng bộ hơn về mặt mỹ quan, không còn tình trạng lộn xộn. Vì thường mỗi hộ dân đấu giá đất khi xây dựng sẽ theo một kiểu kiến trúc khác nhau".
Cũng tại quận Long Biên, các khu đất có ký hiệu CT7, CT8 theo quy hoạch là nhà ở cao tầng cũng đã được các đơn vị trúng đấu giá triển khai xây dựng. Một lượng lớn sản phẩm đã cung cấp ra thị trường. Không còn tình trạng đất đai để hoang hóa sau khu đấu giá.
Không chỉ ở các quận nội thành, việc đấu giá đất cả khu để xây dựng nhà ở đồng bộ về hạ tầng cũng đã được các huyện ngoại thành triển khai. Với chủ trương này, thành phố hướng tới mục tiêu tạo nên các khu dân cư ở nông thôn có hạ tầng đồng bộ theo hướng đô thị.
KTS Trần Huy Ánh - Hội Kiến trúc sư Hà Nội, cho biết: “Các chính sách của cơ quan quản lý Nhà nước, thay vì quản lý trực tiếp thì ủy quyền cho các doanh nghiệp bất động sản có tiềm lực thực hiện và tiềm lực tài chính đã đảm bảo tốt hơn việc xây dựng, bàn giao đúng kế hoạch. Ngoài ra, khi có vấn đề phát sinh, thay vì trực tiếp giải quyết, cơ quan quản lý Nhà nước có thể giao lại cho các đơn vị chủ đầu tư đó đứng ra giải quyết mà không phải kiểm soát qua từng đơn vị nhỏ".
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, tại không ít dự án, các nhà đầu tư chỉ quan tâm tối ưu hóa lợi ích khi chỉ xây nhà để bán còn hạ tầng xã hội như trường học, bệnh viện thì chậm triển khai, dẫn đến cư dân vào ở không có những tiện ích đi kèm. Một số ý kiến cho rằng Nhà nước cần xây dựng hạ tầng đồng bộ, sau đó chỉ tiến hành đấu giá các ô được quy hoạch xây nhà ở để bán.
Ông Nguyễn Quang, nguyên Giám đốc Chương trình định cư con người LHQ tại Việt Nam, cho biết: "Trên thế giới, họ thường có cách tiếp cận khác, Nhà nước sẽ xây dựng hạ tầng xã hội sau đó đấu giá các khu đất để xây nhà, thì trên cơ sở đó, các công ty trên danh nghĩa Nhà nước sẽ thu được nguồn lợi và với nguồn lực đó, họ tái đầu tư vào các tiện ích xã hội, trường học, bệnh viện... Qua cách làm này, ta có thể thấy sự hài hòa về lợi ích khi nhà đầu tư tư nhân vẫn có thể thu lợi và họ không phải đóng góp vào tiện ích xã hội quá nhiều, khi họ đã chi trả cho hạ tầng khi họ đóng thuế đất và mua đất".
Điều 126 Luật đất đai 2024 quy định nhà đầu tư tham gia đấu giá phải có đề xuất dự án đầu tư trên khu đất đưa ra đấu giá và tiến độ thực hiện dự án. Người trúng đấu giá phải hoàn thành dự án theo tiến độ nhưng không quá 05 năm kể từ ngày được bàn giao đất tại thực địa.
Nội dung này đang được các địa phương cụ thể hóa, đảm bảo đất trúng đấu giá sẽ được sử dụng đúng mục đích, ngăn ngừa tình trạng đầu cơ bỏ hoang hóa, gây lãng phí như đã từng diễn ra suốt thời gian dài vừa qua.
Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội (HANDICO) đề ra mục tiêu trong giai đoạn 2026 - 2030 sẽ triển khai 50 dự án nhà ở xã hội với khoảng 57.000 căn, tương ứng 3,2 triệu m2 sàn.
UBND thành phố vừa ban hành quyết định điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết khu đô thị Nam An Khánh và phần mở rộng - khu B, tỷ lệ 1/500 tại ô đất ký hoạch HH2D với tổng diện tích khoảng 23.900 m2. Trong đó, điều chỉnh giảm 20 tầng chiều cao tối đa toà nhà.
Các luật có liên quan đến bất động sản có hiệu lực cùng với những ưu đãi về nguồn vốn đang được kỳ vọng sẽ khuyến khích nhiều doanh nghiệp đầu tư phát triển nhà ở xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu của người thu nhập thấp.
Báo cáo thị trường quý 4 năm 2024 cho biết nguồn cung nhà ở cao tầng ở Hà Nội tiếp tục chiếm ưu thế, cao gấp đôi so với Thành phố Hồ Chí Minh.
Cùng điểm qua một số sự kiện đáng chú ý về thị trường bất động sản trong năm 2024.
Chỉ trong 4 tháng, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành hai Công điện chấn chỉnh đấu giá đất. Các chỉ đạo về thị trường bất động sản cũng được nhấn mạnh nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế đưa thị trường trở lại lành mạnh và phát triển. Trong đó, việc quan trọng hơn cả là phát triển nhà ở xã hội để đảm bảo an sinh xã hội, góp phần ổn định thị trường BĐS đang chênh lệch về cung - cầu. Cùng theo dõi cuộc trao đổi giữa phóng viên với Ông Bùi Tiến Thành - Trưởng phòng Phát triển đô thị, Sở Xây dựng Hà Nội.
0