Hiệu quả từ mô hình 1 triệu ha lúa chất lượng cao

Bộ Kế hoạch đầu tư cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và 12 địa phương ở Đồng bằng Sông Cửu Long đã họp bàn về đề xuất dự án sử dụng vốn vay từ Ngân hàng thế giới hỗ trợ thực hiện đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đến năm 2030.

Dự án hỗ trợ hạ tầng và kỹ thuật cho lúa chất lượng cao, phát thải thấp vùng Đồng bằng Sông Cửu Long do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là chủ quản dự án cùng UBND 12 tỉnh/thành phố tham gia dự án.

Đơn vị đề xuất dự án cùng chủ dự án dự kiến là Ban quản lý các Dự án Nông nghiệp và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 12 tỉnh/thành phố tham gia dự án. Nhà tài trợ dự kiến là Ngân hàng thế giới với thời gian thực hiện dự án dự kiến từ năm 2026 - 2031.

Mô hình lúa tôm tại Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp An Khang (huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu).
Ảnh: Q.ĐỊNH/ Báo Tuổi Trẻ.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dự án có ba hợp phần. Trong đó, hợp phần một, phát triển cơ sở hạ tầng cho chuỗi giá trị lúa gạo chất lượng cao phát thải thấp. Hợp phần hai, phát triển và chuyển giao công nghệ, hợp phần ba là quản lý dự án.

Đại diện Ngân hàng thế giới khẳng định, đây là thời điểm vàng để Việt Nam triển khai đề án nhằm định vị thương hiệu lúa gạo gắn với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, giảm chi phí sản xuất, tăng thêm lợi nhuận cho nông dân từ việc trao đổi tín chỉ carbon. Vì vậy, Ngân hàng thế giới mong muốn Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục hỗ trợ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong các vấn đề kỹ thuật, thủ tục huy động nguồn vốn vay ODA cho đề án này.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thương vụ Việt Nam tại Philippines cho biết, theo thống kê của Cơ quan quản lý cấp phép nhập khẩu gạo thuộc Bộ Nông nghiệp Philippines, tính đến cuối tháng 10/2024, Philippines đã nhập khẩu tổng số 3,68 triệu tấn gạo.

Theo đại diện Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, Bộ Công Thương, việc cấm các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới như Temu, 1688, Shein cần được xem xét một cách tổng thể, thận trọng.

Ngành nông nghiệp đang dồn dập đón tin vui khi xuất khẩu gạo và cà phê đồng loạt lập kỷ lục lịch sử, xuất khẩu rau quả cũng bội thu 6,34 tỷ USD chỉ trong 10 tháng năm nay.

Khi Temu đổ bộ vào Việt Nam kèm theo nhiều ưu đãi hấp dẫn, nhiều người đã tải Temu để trải nghiệm. Không chỉ bất ngờ vì giá thành, nhiều người còn ngỡ ngàng vì việc đặt hàng quá nhanh chóng đối với một sàn thương mại điện tử xuyên biên giới.

Ngày 1/11, S&P Global công bố báo cáo chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam. Chỉ số trong tháng 10 đã vượt mốc 50 điểm sau khi chịu tình trạng gián đoạn do cơn bão Yagi gây ra.

Thị trường chứng khoán Mỹ và châu Âu đều giảm điểm trong phiên giao dịch ngày 31/10, khi các nhà đầu tư chú ý đến kết quả kinh doanh của các công ty công nghệ lớn và thận trọng trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.