Hiệu quả từ tách GPMB thành dự án độc lập
Sóc Sơn là địa bàn đầu tiên trong số 7 quận, huyện mà dự án đi qua, hoàn thành công tác di chuyển mồ mả ngay trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn.
Hơn thế, địa phương còn kết hợp di chuyển, quy tập được gấp đôi số mộ nhờ áp dụng cơ chế đặc thù hợp lòng dân.
Ông Nguyễn Xuân Quý – Phó Giám đốc Trung tâm phát triển Quỹ đất huyện Sóc Sơn cho hay: “Không chỉ di dời các ngôi mộ đơn lẻ trong diện giải phóng mặt bằng đường Vành đai 4, huyện còn vận động người dân và giao thêm đất để quy tụ thành các khu vực nghĩa trang theo dòng họ khiến người dân rất an tâm và phấn khởi, sẵn sàng bàn giao mặt bằng, tạo quỹ đất để xây dựng các hạ tầng khác ngoài Vành đai 4”.
Nhờ tách thành công tác giải phóng mặt bằng thành một dự án thành phần riêng biệt, mà tiến độ được triển khai rất nhanh, đảm bảo quyền lợi cao nhất cho người dân. Sau một năm, mặt bằng đã giải phóng được gần 98%.
Sau một năm khởi công, tổng thể toàn tuyến đường song hành đến nay tiến độ thi công đạt khoảng 37% khối lượng. Từ trước đến nay, chưa có một dự án nào thi công với tinh thần quyết liệt và thần tốc như dự án đường Vành đai 4.
Giải phóng mặt bằng nhanh, thời gian thi công đảm bảo giúp giảm chi phí phát sinh, tạo hiệu quả cao cả về kinh tế và xã hội. Dự án đường có thể hoàn thành vào năm 2026 theo yêu cầu của Chính phủ.
Ông Phạm Văn Duân – Phó Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội chia sẻ: “Việc tách giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập giao cho các quận huyện thực hiện rất hiệu quả. Từ tiền lệ của dự án đường Vành đai 4, hiện các dự án nhóm A đã được cho phép thực hiện theo mô hình này. Chúng tôi cũng kiến nghị cả các dự án nhóm B,C cũng có thể áp dụng”.
Giải phóng mặt bằng luôn là khâu khó nhất, kéo dài nhất của các dự án đầu tư hạ tầng giao thông. Từ hiệu quả của dự án Vành đai 4, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đang đề xuất những cơ chế vượt trội, phân cấp, phân quyền cho các địa phương linh động thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, tách thành dự án độc lập; nhờ đó, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô.
Từ thành công của dự án Vành đai 4 – Vùng Thủ đô, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã kiến nghị cho phép áp dụng mô hình này đối với các dự án đầu tư hạ tầng giao thông sau này, không chỉ riêng các dự án nhóm A.
Trong những tháng cuối năm, các bến đò, phà được tăng thêm chuyến để phục vụ nhân dân. Nhằm phòng tránh nguy cơ rủi ro, công tác tuần tra xử lý vi phạm và tuyên truyền đang được lực lượng cảnh sát giao thông tập trung thực hiện.
Bộ Giao thông Vận tải mới ban hành Thông tư 35/2024, trong đó quy định hai mẫu giấy phép lái xe mới. Mẫu áp dụng từ ngày 1/1/2025 đến 31/12/2025 tương tự loại hiện hành; mẫu từ 2026 thay đổi toàn diện.
Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên sẽ chính thức vận hành vào ngày 22/12, sau 12 năm xây dựng. Giai đoạn đầu, sẽ chạy tàu xuyên suốt từ 5h-22h với gần 200 chuyến nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.
Từ 19/12/2024 đến ngày 28/2/2025, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội sẽ thí điểm điều chỉnh tổ chức giao thông trên đường Minh Khai tại nút giao Minh Khai - ngõ 349 Minh Khai - lối vào Bệnh viện Vinmec Times City (đường nội bộ số 3), quận Hai Bà Trưng.
Thông tư 45 của Bộ Giao thông Vận tải về cấp mới, cấp lại, tạm đình chỉ, thu hồi chứng chỉ đăng kiểm viên phương tiện giao thông đường bộ mới bổ sung quy định các đăng kiểm viên bị kết án treo trước ngày 1/1/2026 sẽ không bị thu hồi chứng chỉ.
Rạng sáng nay (19/12), tuyến quốc lộ 27C qua đèo Khánh Lê nối tỉnh Khánh Hòa và Lâm Đồng đã thông tuyến trở lại sau 4 ngày các đơn vị nỗ lực khắc phục sạt lở, đảm bảo giao thông.
0