Hiệu quả từ việc phân cấp quản lý PCCC

Sau gần 2 tháng triển khai Nghị định 50 của Chính phủ về công tác PCCC&CNCH, đến nay, công tác quản lý nhà nước về PCCC đang ngày được nâng cao; các nhóm thủ tục hành chính được phân cấp triệt để, đáp ứng yêu cầu thực tiễn công tác bảo đảm an ninh, trật tự.

Tình huống giả định tại một cơ sở nhà ở kết hợp kinh doanh. Ngay khi xảy ra sự cố, chủ nhà hô hoán và kích hoạt chuông báo cháy để kêu gọi sự hỗ trợ. Các thành viên Tổ liên gia nghe chuông báo nhanh chóng sử dụng bình chữa cháy xách tay để khống chế đám cháy ban đầu, hỗ trợ di dời tài sản và thông báo cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp.

Đây là một trong rất nhiều buổi tập huấn được công an huyện Đông Anh, phối hợp cùng UBND xã Tiên Dương tuyên truyền và hướng dẫn.

Hiệu quả từ việc phân cấp quản lý PCCC

Đáng chú ý, sau khi Nghị định số 50 của Chính phủ quy định về công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ có hiệu lực thi hành từ 15/5/2024, Công an huyện Đông Anh đã chủ động phối hợp với UBND các xã trong việc đánh giá lại các tiêu chí, tiêu chuẩn, phân cấp quản lý các loại hình cơ sở, tổ chức tuyên truyền, huấn luyện nghiệp vụ về  PCCC & CNCH.

Bằng việc phân cấp bổ sung thẩm quyền từ cấp trung ương về cấp tỉnh, cấp tỉnh về cấp huyện, nhiều doanh nghiệp đã được gỡ khó trong quá trình hoàn thiện các thủ tục PCCC

Công an huyện Đông Anh, phối hợp cùng UBND xã Tiên Dương tuyên truyền và hướng dẫn người dân cách PCCC

Hy vọng, với sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, các địa phương sẽ sớm rà soát, đánh giá lại để đưa cơ sở vào quản lý hoặc bàn giao quản lý theo quy định, tránh bỏ lọt;

Hoàn thành việc khắc phục tồn tại, xử lý vi phạm đối với các công trình chưa nghiệm thu về PCCC, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ và hậu quả do cháy, nổ gây ra, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và người dân.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Áp thấp nhiệt đới đang di chuyển tại khu vực huyện đảo Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng) với sức gió cực đại 61 km/h, hướng thẳng về phía vùng biển miền trung với tốc độ 10-15km/h.

Để đáp ứng yêu cầu thực tiễn khách quan và khắc phục hạn chế, vướng mắc, bất cập của pháp luật hiện hành, Dự thảo Luật PCCC và CNCH đã bổ sung nhiều quy định mới.

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 35 về việc xử lý nghiêm cán bộ, công chức, viên chức và chiến sĩ trong lực lượng vũ trang điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Đảo Lý Sơn bắt đầu có gió to, sóng lớn, biển động mạnh do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới. Từ 12h trưa nay, Quảng Ngãi sẽ cấm tất cả các tàu, thuyền ra biển hoạt động (bao gồm cả phương tiện vận tải hành khách tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn và ngược lại).

Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Bình bắt đầu hướng dẫn ngư dân neo đậu tàu thuyền, đồng thời triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho người dân và phương tiện tại các khu vực tránh trú bão. Lệnh cấm biển bắt đầu có hiệu lực từ 0 giờ ngày 19/9.

Sáng 18/9, thông tin cụ thể về diễn biến áp thấp nhiệt đới, ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia cảnh báo về hiện tượng lũ quét có thể xảy ra tại Trung Bộ.