Hình ảnh ấn tượng Ngày hội Văn hóa vì hòa bình
Tới trực tiếp chỉ đạo buổi tổng duyệt có Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong; Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà.
Buổi tổng duyệt mở đầu với nghi lễ dâng hương tại Tượng đài vua Lý Thái Tổ, tưởng nhớ công lao các bậc tiền nhân đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp giải phóng và xây dựng Thủ đô.
Sân khấu chính được dàn dựng công phu, tái hiện 60 ngày đêm chiến đấu trong lòng Hà Nội là bản hùng ca mở đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc. Một trong những điểm nhấn quan trọng của chương trình là màn tái hiện sống động về hình ảnh đoàn quân tiến về Hà Nội trong thời khắc lịch sử ngày 10-10-1954, đánh dấu sự kết thúc ách đô hộ thực dân. Khoảnh khắc hào hùng này sẽ được tái hiện bằng những màn biểu diễn thực cảnh quy mô lớn, với sự tham gia của gần 1.000 chiến sĩ cùng 200 nghệ sĩ, diễn viên múa. Những hình ảnh quen thuộc như cầu Long Biên, nơi đoàn quân tiến vào tiếp quản Thủ đô, hay Cột cờ Hà Nội được tái hiện rõ nét trên sân khấu, mang lại cảm xúc sâu lắng cho khán giả.
Rất xúc động khi được tham gia chương trình, Nghệ sĩ ưu tú Chiều Xuân chia sẻ: "Tất cả mọi người từ các cô, các chú, các em tập tành rất là vất vả. Mọi người tập cật lực và ai cũng hào hứng, phấn khởi. Cảm ơn tất cả mọi người đã cho tôi điều kiện tham gia một hoạt cảnh rất là ý nghĩa ở trong chương trình này".
Sau hoạt cảnh đoàn quân chiến thắng trở về, buổi lễ chào cờ đầu tiên tại Hà Nội vào ngày 10/10/1954, sau khi Thủ đô được giải phóng đã được tái hiện.
Hơn 8.000 người, bao gồm 5.000 người dân của 30 quận, huyện, thị xã của Thủ đô và đại diện các lực lượng từ các quận, huyện, thị xã, tham gia chương trình. “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” được chia làm ba phần chính: Ký ức Hà Nội, Dòng chảy di sản và Hà Nội: Thành phố vì hòa bình, thành phố sáng tạo.
Anh Nguyễn Văn Phương, giảng viên Trường đại học Thủ đô Hà Nội, tự hào: "Mình tham gia đoàn diễn hành của Văn miếu - Quốc tử giám, có phần diễu hành của các nho sinh để đại diện cho 82 văn bia tiến sĩ - di sản tư liệu của thế giới. Đoàn rất vinh dự khi được giới thiệu tới tất cả nhân dân Thủ đô cũng như cả nước về di sản truyền thống hiếu học của dân tộc".
Công tác chuẩn bị cho “Ngày hội văn hóa vì hòa bình” đã hoàn tất. Chương trình sẽ diễn ra với nguyên tắc tổ chức trang trọng, hiệu quả, an toàn, tiết kiệm, thể hiện tinh thần đoàn kết đồng lòng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô trong sự nghiệp xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội - Thành phố Vì hòa bình - Thành phố sáng tạo.
Việc tổ chức “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” cũng là một phần trong chiến lược phát triển các sản phẩm công nghiệp văn hóa gắn với sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng Thủ đô hàng năm, góp phần thúc đẩy du lịch văn hóa và phát triển kinh tế bền vững cho Thủ đô.
Chương trình sẽ khai mạc chính thức vào 7 giờ sáng 6/10. Đây là sự kiện trọng điểm trong chuỗi các hoạt động văn hóa đặc sắc, được chỉ đạo bởi Thành ủy, HĐND, UBND và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Hà Nội. Ngày hội là sự kiện văn hóa lớn của Hà Nội, được kỳ vọng sẽ tạo ra hiệu ứng truyền thông đặc biệt, lan tỏa giá trị lịch sử và văn hóa của Thủ đô đến với cả nước và bạn bè quốc tế.
“Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” được truyền hình trực tiếp trên kênh H1 và các nền tảng số của Đài Hà Nội.
Chiều 20/11, TAND TP.HCM đã thẩm vấn bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Xuyên Việt Oil để làm rõ về hành vi gây thất thoát tài sản Nhà nước khi không nộp tiền Quỹ bình ổn giá và Thuế bảo vệ môi trường.
Ngày 21/11, phiên tòa xem xét kháng cáo của bà Trương Mỹ Lan, 68 tuổi, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cùng 47 người và các đơn vị, tổ chức liên quan, tiếp tục với phần bào chữa cho nhóm bị cáo thuộc Đoàn thanh tra về các sai phạm tại SCB.
UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố". Lộ trình thực hiện đề án bắt đầu từ năm 2025, mục tiêu đến năm 2035 sẽ sử dụng 100% xe buýt điện.
Tình huống nguy hiểm trên xảy ra ngày 20/11 trên tuyến quốc lộ 6 đoạn qua huyện Mai Châu, Hòa Bình và được chính camera hành trình trên xe ô tô con bị nạn ghi lại.
Gần đây tại quận Thanh Xuân, câu chuyện về những chiếc barie dựng tại các ngõ nhỏ vào giờ cao điểm đã thu hút sự chú ý. Mục đích ban đầu là để kiểm soát lưu lượng giao thông, thế nhưng sự xuất hiện của chúng cũng đã gây ra rất nhiều tranh cãi từ những người đi lại thường xuyên qua đây.
Sáng nay, ngày 21/11/, Bộ Y tế và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã khởi động dự án “Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam”.
0