Hình tượng rồng trên chất liệu giấy truyền thống

Trong văn hóa phương Đông, hình tượng Rồng là biểu trưng cho sức mạnh, quyền lực và cũng là biểu tượng của hạnh phúc song toàn, trọn vẹn. Với đôi bàn tay tài hoa khéo léo, cô gái trẻ Đoàn Thái Cúc Hương đã tìm hướng đi riêng, chọn những loại giấy truyền thống của Việt Nam như giấy dó, giấy dướng... để làm chao đèn và khắc họa hình tượng rồng một cách sống động.

Đã có những quãng thời gian, nghề làm giấy thủ công truyền thống như giấy dó… đứng trước nguy cơ thất truyền bởi sự lấn át của giấy công nghiệp. Nhưng giờ đây, nghề này đang trở lại cùng với sự sáng tạo của các nghệ nhân, thợ thủ công trẻ. Với chị Đoàn Thái Cúc Hương, huyện Hoài Đức, Hà Nội, bằng cả sự đam mê, tìm hiểu hình tượng rồng qua các thời kỳ đã được cô khắc họa lại rất rõ nét.

Hình tượng rồng trên chất liệu giấy truyền thống

Chị Đoàn Thái Cúc Hương chia sẻ, với Việt Nam hình tượng rồng vô cùng đẹp và có đặc trưng rất là riêng biệt. Với mong muốn năm tới là năm Giáp Thìn thì với niềm yêu thích với loài vật linh thiêng thì với chất liệu sẵn là giấy cổ truyền và màu đất mà mình đang khai thác trên sản phẩm thì mình đưa lên với Rồng, trên chao đèn để tái hiện lại.

1e1531ce-d042-4ea1-b392-7bb355ecec9f-363

Hình tượng rồng qua mỗi vương triều Đại Việt được thể hiện trên nhiều chất liệu từ trang phục, gốm sứ cho đến kiến trúc; tựu chung đều thể hiện mong ước bình an, hạnh phúc, may mắn và sự thịnh vượng. Trên chất liệu giấy dó, cô gái trẻ Đoàn Thái Cúc Hương đã mang đến một trải nghiệm vô cùng mới mẻ.

Chị Đoàn Thái Cúc Hương - Huyện Hoài Đức, Hà Nội chia sẻ, với tất cả tâm huyết mình đang theo đuổi, cố gắng phát triển sản phẩm ứng dụng từ giấy đa dạng, nhiều hơn giúp mọi người đón nhận ứng dụng từ giấy nhiều hơn và để mọi người biết hơn về giấy cổ truyền Việt Nam

Với mỗi câu chuyện đậm nét văn hóa lịch sử, cùng sức sáng tạo không ngừng, Hương và những người trẻ đã và đang tiếp nối để giấy dó có cảm xúc hơn, sống động hơn trong tâm hồn người Việt.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Festival thu Hà Nội lần thứ hai năm 2024 sẽ diễn ra tại không gian đi bộ Hồ Hoàn Kiếm và một số điểm đến du lịch của Hà Nội từ ngày 12 đến 15/9.

"Ngày hội Văn hóa vì hòa bình" kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 25 năm Hà Nội được UNESCO tặng danh hiệu "Thành phố vì hòa bình" (16/7/1999-16/7/2024) dự kiến sẽ diễn ra vào sáng 6/10/2024.

Ngày hội "Truy tìm Vua Tiếng Việt" vừa được tổ chức trong chuỗi sự kiện "Yêu tiếng quê hương mình" đã quảng bá sâu rộng vẻ đẹp của tiếng Việt, đồng thời quyên góp xây dựng thư viện cho trẻ em vùng cao.

Sau 2 ngày diễn ra sôi nổi, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức bế mạc Liên hoan Văn hóa Cồng chiêng năm 2024.

Thời gian qua, nhiều người trẻ đã lựa chọn đến tham quan, tìm hiểu những di tích lịch sử của dân tộc, tìm về các chiến công của ông cha để vun bồi tình yêu quê hương, đất nước của chính mình.

Những người trẻ đã có cách thể hiện lòng yêu nước một cách sáng tạo, thu hút hàng triệu lượt xem trên mạng xã hội với sự hưởng ứng của nhiều người.