Hồ Đầm Đỗi có nguy cơ bị 'xóa sổ'

Không phải ngẫu nhiên mà hồ nước được người ta ví như những lá phổi xanh bởi vừa làm đẹp cảnh quan, tạo không khí trong lành vừa điều tiết nước trong mùa mưa. Bởi vậy, Thành phố đang đầu tư, cải tạo và chỉnh trang để hình thành những điểm vui chơi giải trí hữu ích phục vụ nhân dân. Nhưng vẫn có những hồ nước đang dần bị san lấp, có nguy cơ xóa sổ bởi sự buông lỏng quản lý.

Gắn bó ở khu vực hồ Đầm Đỗi nhiều năm, ông Trần Văn Quân (phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai) không khỏi xót xa khi hồ nước rộng đang bị thu hẹp nhanh chóng. Không những vậy, lá phổi xanh thoáng mát cho cả vùng ngày nào, nay đầy rác và trạc thải ô nhiễm.

Ông Trần Văn Quân bức xúc cho biết: “Khi HTX bỏ không khai thác cái đầm này nữa, nhân dân cứ xây dựng lại mang phế thải đổ ra đây, lấn dần mặt hồ, không ai quản lý nên các nơi họ cứ đổ phế thải đến, gây ô nhiễm môi trường, làm xấu cảnh quan. Mong muốn của nhân dân ở đây là chính quyền các cấp và cơ quan chức năng cải tạo lại hồ này, trả lại cảnh quan cho nhân dân ở đây”.

“Trước hồ cảnh quan rất sạch sẽ, nuôi cá, cây trồng đều đẹp. Khoảng 5 - 6 năm nay, người dân ngang nhiên đổ phế thải, rác thải ra hồm, nên môi trường càng ngày càng ô nhiễm, hồ càng ngày càng thu hẹp lại”, bà Nguyễn Thị Xuân, tổ 3, phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai cho biết.

Làm việc với phóng viên, lãnh đạo UBND phường Định Công cho biết: hồ Đầm Đỗi có nguồn gốc là đất nông nghiệp được giao cho các hộ dân canh tác. Sau đó, được HTX Thương mại, Dịch vụ Nông nghiệp Định Công thuê lại. Từ diện tích ban đầu khoảng 10ha, trải qua các lần thu hồi để phục vụ phát triển các dự án khu đô thị, đến nay diện tích hồ chỉ còn khoảng 5 ha.

Bà Lê Thị Thanh Ngà, quyền Chủ tịch UBND phường Định Công (quận Hoàng Mai) cho biết: “Cho đến thời điểm này chúng tôi có thể khẳng định không còn tình trạng đổ trộm phế thải cũng như là san lấp ở khu vực này. Bởi chúng tôi đã có nhiều biện pháp giao cho khu dân cư, tổ dân phố, bộ phận địa chính cũng như tổ trật tự xây dựng của quận giám sát. Tại phường cũng có những biện pháp làm việc với các hộ dân, làm các biển cảnh báo tuyên truyền các hộ dân không đổ phế thải, vật liệu tại khu vực này”.

Thực tế lại không hề như lãnh đạo phường Định Công nói. Hồ Đầm Đỗi vẫn bị san lấp dần; đất và phế thải vẫn hàng ngày đổ xuống. Đáng nói là những địa điểm trước là diện tích hồ nước, nay được san lấp để làm bãi giữ xe, thậm chí là xây dựng kho bãi, nhà xưởng trái phép trước sự làm ngơ của lực lượng chức năng quận Hoàng Mai.

Người dân lo ngại, nếu tiếp tục buông lỏng quản lý thì số phận hồ Đầm Đỗi sẽ chẳng khác nào hồ Đầm Bông trước đây khi diện tích lên tới 3,5 ha mặt nước hiện đã hoàn toàn bị san lấp...

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hiện nay, các chợ truyền thống tại Hà Nội đang bộc lộ nhiều bất cập về vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP), hạ tầng xuống cấp.

Sáng nay, 10/12, HĐND Thành phố bước vào ngày làm việc thứ 2 Kỳ họp thứ 20, HĐND Thành phố Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026.

Theo dự báo từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong 3 ngày tới, trời miền Bắc sẽ đỡ rét. Tuy nhiên trong tuần này, một đợt không khí lạnh khác sẽ tăng cường xuống nước ta.

Ngày 9/12, HĐND thành phố Hà Nội đã tổ chức khai mạc Kỳ họp thứ 20 - kỳ họp thường kỳ cuối năm để xem xét, quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền.

Trước nhiều luồng ý kiến trái chiều về chủ trương thí điểm tuyến vận tải mới từ Bến xe Lào Cai, Sa Pa về Bến xe Giáp Bát và Bến xe Nước Ngầm không hoạt động vào những khung giờ cao điểm, đại diện các cơ quan chức năng khẳng định, việc xem xét cho phép được thí điểm tuyến mới “đảm bảo không phá vỡ luồng vận tải”.

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, Ban Kinh tế Trung ương cần cách mạng về tư duy, cách mạng về tổ chức bộ máy để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giai đoạn mới, phương thức làm việc để tạo đột phá.