Hỗ trợ đồng bào vùng bão, lũ đúng cách và tỉnh táo
Đã có hiện tượng người tình nguyện đi cứu trợ gặp nguy hiểm, thiệt mạng; cũng có trường hợp cứu trợ không đúng cách, không đúng lúc, gây thêm phiền toái cho chính quyền sở tại; và có hiện tượng phát ngôn phản cảm, gây nhiễu loạn và chia rẽ...
Trong thảm họa thiên tai lần này, hơn lúc nào hết, người dân cả nước lại hướng về đồng bào vùng bão lũ, với tinh thần kịp thời nhưng tỉnh táo, đúng cách và hiệu quả.
Cứu trợ người dân vùng bão lũ
Lời thề - câu khẩu hiệu "Vì nhân dân quên mình, vì nhân dân hy sinh" của Bộ đội Cụ Hồ, người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam thực sự đã và đang trở thành hành động sinh động, cụ thể trong suốt những ngày qua, khi siêu bão Yagi ập vào, cơn đại lũ tràn đến.
Trong bão lũ, những người lính từ nhân dân mà ra có mặt, không quản ngại hy sinh, đối mặt với hiểm nguy, vì sự an toàn, tính mạng của người dân. Trong cơn cuồng lũ, những người lính vì nhân dân chiến đấu, vì nhân dân hy sinh luôn có mặt kịp thời.
Những chiến sĩ công an, dân quân tự vệ, lực lượng dân phòng, thanh niên tình nguyện và cộng đồng làng xã, khối phố có mặt, cùng chung tay, chung sức, giúp dân chạy lũ, thoát lũ, sẻ chia đau thương, mất mát, hỗ trợ người dân nhanh chóng vượt qua hoạn nạn.
Từ khi trận mưa lớn chưa từng có ập xuống các tỉnh miền Bắc; lũ ống, lũ quét, lũ rừng ngang tràn về; những thảm họa sạt đất lở núi xuất hiện, đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu đã có mặt đưa từng gói lương khô, chai nước uống, viên thuốc, cho tới mái lều tránh lũ đến người dân.
Những chuyến bay xuyên mưa lũ, những chuyến xe cứu trợ chở đầy hàng hóa băng qua những con đường ngập nước. Những người sĩ quan, chiến sĩ dầm mình trong mưa, băng qua dòng lũ, tận tình, chu đáo chuyển quà đến tay người dân, tạo nên những khoảnh khắc ấm lòng, mang đến niềm hy vọng cho những số phận kém may mắn.
Phương châm "4 tại chỗ", bao gồm chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ, được quán triệt, thực thi, giúp tận dụng tối đa nguồn lực, rút ngắn thời gian, thu hẹp khoảng cách, kịp thời, hiệu quả, sát với thực tế.
Các tổ chức chung tay cứu trợ đồng bào vùng lũ
Những ngày này, đồng bào cả nước cùng đồng lòng hướng về các tỉnh miền Bắc, nơi đang chịu thảm họa thiên tay bão lũ. Ngoài việc hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về vận động, ủng hộ đồng bào khắc phục thiên tai do bão số 3 gây ra, nhiều người dân tự nguyện phối hợp cùng lực lượng chức năng các tỉnh và khu vực bị tổn thất để cùng chia sẻ khó khăn.
Suốt từ ngày 8/9 đến nay, khi miền Bắc chịu ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai, lũ quét và sạt lở đất, mưa lớn kéo dài gây ngập úng do siêu bão gây ra, khu chung cư nơi anh Nguyễn Đức Quý sinh sống đã trở thành nơi tập kết của gần 50 tấn hàng của anh và các nhà hảo tâm chuyển về. Gần 10 năm làm chủ nhiệm “CLB thiện nguyện Thanh Phúc Đạo”, vào những thời điểm bị ảnh hưởng bởi mưa lũ anh Quý đã nhiều phối hợp với các lực lượng chức năng để đưa đồ cứu trợ tới tận tay cho bà con, kinh nghiệm đó đã giúp anh Quý hiểu được từng giai đoạn chống lũ, để huy động đúng và đủ những gì thiết thực để duy trì cuộc sống của bà con bị ảnh hưởng bởi siêu bão.
Mì tôm giờ đây đã được thay bằng lương khô, cháo tươi ăn liền, sữa tươi, bánh mì, những thực phẩm ăn được ngay mà không cần chế biến. Thuốc men cần thiết như dầu gió, thuốc nhỏ mắt mũi, dung dịch vệ sinh, quần áo mới, chăn màn cũng được các mạnh thường quân gửi tới để chuyển về Lào Cai kịp thời tiếp tế tới người dân thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên.
Toàn bộ hệ thống chính trị từ Trung ương tới địa phương và nhân dân đều đồng lòng hướng về miền Bắc thân yêu. Cùng với các lực lượng chức năng, thực hiện theo phương châm "4 tại chỗ", các đơn vị cũng đang khẩn trương triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn, tìm kiếm người mất tích tại Lào Cai. Cùng với đó, sự đồng lòng của nhân dân và tấm lòng mỗi người đều đóng góp một chút để phần nào giảm bớt đi bão tố, xoa dịu nỗi đau mất mát, mang bình yên sớm về lại với người dân.
Các đoàn cứu trợ cần lưu ý gì khi hỗ trợ đồng bào vùng lũ?
Nhiều đoàn cứu trợ đang di chuyển tới các tỉnh miền Bắc bị ngập lụt để cung cấp lương thực, các nhu yếu phẩm cần thiết cho người dân. Tuy nhiên, công tác cứu trợ cần được sắp xếp để đảm bảo an toàn, hiệu quả. Người dân là những nhà hảo tâm, mạnh thường quân, các câu lạc bộ, hội nhóm thiện nguyện tự phát hãy hết sức bình tĩnh, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện, thông tin, địa chỉ cụ thể trước khi quyết định đi cứu giúp, hỗ trợ đồng bào vùng lũ.
Bởi nếu không có đầy đủ thông tin, không nắm rõ tình hình ngập lụt thì sẽ gây mất an toàn cho chính các đoàn cứu trợ, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu mắc kẹt ở khu vực ngập lũ, nguy cơ sạt lở núi, lũ ống, khiến các địa phương đang hoạn nạn phải đi cứu lại chính những đoàn cứu trợ. Thực trạng này đã từng xảy ra rất nhiều ở miền Trung mỗi mùa lũ lụt.
Để thực hiện tốt công tác cứu trợ, việc huy động nguồn lực và công tác điều phối đóng vai trò rất quan trọng. Các đoàn cứu trợ cần xác định được nhu cầu của từng cộng đồng và tại mỗi thời điểm khác nhau, nhu cầu khác nhau. Đi cứu trợ đồng bào bị nạn thì không chỉ bằng tấm lòng, sự nhiệt huyết mà cần có kinh nghiệm, kỹ năng và thông tin.
TS Bùi Sỹ Lợi, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội cho biết: "Người dân vùng bão lúc này đang cần giúp đỡ nhu yếu phẩm, thực phẩm, thuốc men, sau đó huy động sức mạnh tiền của để khôi phục lại sự mất mát về nhà cửa, đường xá, phương tiện… Chúng ta có nhiều hàng hóa nhưng đã bị trùng lặp, chỗ cần thì không có, chỗ thì lại thừa, do vậy cần chuyển đúng đối tượng. Thiện nguyện cũng phải công khai, minh bạch, thể hiện tinh thần chia sẻ".
PGS. TS Phạm Ngọc Trung, nguyên Trưởng khoa khoa Văn hóa và Phát triển - Học viện Báo chí và Tuyên truyền chia sẻ: "Cứu trợ cứu nạn vùng bão lũ, đó là một môi trường đặc biệt. Những người tham gia cứu trợ là những người có kinh nghiệm, có công cụ, chuyên môn, am hiểu về địa chất, địa lí, dòng chảy, vùng dân cư mới an toàn, chúng ta không hiểu biết về cuộc sống nơi đó chúng ta sẽ không phát huy được tác dụng cứu trợ, đi cứu hộ cứu nạn lại trở thành nạn nhân".
Một lưu ý thêm với các nhóm thiện nguyện, các đoàn cứu trợ: hãy học cách và hành động của các lực lượng như công nhân ngành điện lực, viễn thông, nhân viên công viên cây xanh... Tức là phải nắm trước thông tin, địa chỉ cần hỗ trợ, giúp đỡ, liên lạc cụ thể với người có trách nhiệm nơi đến, để nghĩa cử và hành động tốt đẹp của mình phát huy được hiệu quả, để những món quà nặng nghĩa đồng bào ở các địa phương ủy quyền cho mình mang đi sẽ tiếp tế đúng địa chỉ, đáp ứng nhu cầu cấp thiết của người dân vùng thiên tai, hoạn nạn.
Hiện nay, các chợ truyền thống tại Hà Nội đang bộc lộ nhiều bất cập về vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP), hạ tầng xuống cấp.
Sáng nay, 10/12, HĐND Thành phố bước vào ngày làm việc thứ 2 Kỳ họp thứ 20, HĐND Thành phố Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026.
Theo dự báo từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong 3 ngày tới, trời miền Bắc sẽ đỡ rét. Tuy nhiên trong tuần này, một đợt không khí lạnh khác sẽ tăng cường xuống nước ta.
Ngày 9/12, HĐND thành phố Hà Nội đã tổ chức khai mạc Kỳ họp thứ 20 - kỳ họp thường kỳ cuối năm để xem xét, quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền.
Trước nhiều luồng ý kiến trái chiều về chủ trương thí điểm tuyến vận tải mới từ Bến xe Lào Cai, Sa Pa về Bến xe Giáp Bát và Bến xe Nước Ngầm không hoạt động vào những khung giờ cao điểm, đại diện các cơ quan chức năng khẳng định, việc xem xét cho phép được thí điểm tuyến mới “đảm bảo không phá vỡ luồng vận tải”.
Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, Ban Kinh tế Trung ương cần cách mạng về tư duy, cách mạng về tổ chức bộ máy để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giai đoạn mới, phương thức làm việc để tạo đột phá.
0