Hoa ban Tây Bắc khoe sắc giữa phố phường Hà Nội
Là loài hoa đặc trưng của núi rừng Tây Bắc nhưng đã xuất hiện ở Hà Nội từ khoảng những năm 1960. Thời điểm đầu, hoa ban được trồng ở một số con phố, công viên và quanh khu vực Hồ Gươm.
Ngày nay, ở các tuyến đường như Nguyễn Du, Điện Biên Phủ, Trần Duy Hưng, Trần Phú, Thanh Niên, Bắc Sơn hay Hoàng Diệu... hoa ban được trồng khá nhiều. Nhưng khu vực đường Bắc Sơn giao với đường Hoàng Diệu là một con đường có nhiều hoa ban trắng nở đẹp nhất Hà Nội.
Thích ứng với khí hậu của Thủ đô, hoa ban thường nở từ cuối tháng 2, đầu tháng 3 và kéo dài khoảng một tháng. Hoa có nhiều màu, điển hình là trắng, hồng và đỏ (tím). Đầu mùa hoa nở to, rực rỡ và mật độ dày nên tạo khung cảnh đẹp.
Dù không phải loài hoa đặc trưng của Hà Nội nhưng hoa ban được người dân Thủ đô yêu mến và coi như một dấu hiệu tươi đẹp của mùa xuân, mùa trăm hoa đua nở. Màu sắc dịu dàng của loài hoa đến từ Tây Bắc tạo nên vẻ đẹp mộng mơ, dịu dàng cho Hà Nội trong những ngày tháng Ba.
Những ngày hoa ban nở rộ đã thu hút nhiều bạn trẻ tìm đến ghi lại khoảnh khắc lưu dấu khoảng thời gian giao mùa giữa xuân sang hạ.
Dù là một loài hoa đặc trưng của núi rừng Tây Bắc nhưng đối với nhiều người dân Thủ đô, hình ảnh hoa ban tím nở bung trên nhiều tuyến phố từ lâu đã trở thành một hình ảnh quen thuộc, giản dị và gần gũi.
Hà Nội không chỉ có bốn mùa quen thuộc xuân - hạ - thu - đông, mà còn có cả một mùa để lưu giữ những bức ảnh, những thước phim, những xúc cảm và kỷ vật vô giá của một thời học trò dấu yêu sẽ không bao giờ trở lại.
Bảo tàng Sinh học, Đại học Tổng hợp (nay là Trường Đại học Khoa học Tự nhiên) được thành lập năm 1926. Đây là Bảo tàng Sinh học đầu tiên của Đông Dương. Trong dịp Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, lần đầu tiên, Bảo tàng đặc biệt này mở cửa cho người dân tham quan.
Không phải ngẫu nhiên mà Hà Nội được gọi là đất Kẻ Chợ. Theo các ghi chép lịch sử, thành Đại La từ xưa là một khu chợ của cả lưu vực sông Hồng, vậy nên người dân khắp nơi đổ về đây trước hết là để buôn bán, dần dần về sau, họ lập thành các phường nghề, rồi làng nghề và hình thành nên các con phố "hàng" trên mảnh đất Kinh kỳ.
Bà con tại xã Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội tất bật với công việc làm miến rong để chuẩn bị cho nhu cầu thực phẩm ngày Tết của người dân, công việc làm miến dù vất vả nhưng đã trở thành nhịp sống quen thuộc của người dân nơi đây.
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính là một trong những nơi lưu giữ mảnh ghép quá khứ không thể thiếu của người dân nước Việt và nhờ những mảnh ghép ấy mà chúng ta có được ngày hôm nay.
Chụp ảnh đường phố Hà Nội là cách để những người vừa có đam mê với nghệ thuật nhiếp ảnh, vừa có tình cảm với mảnh đất Thủ đô ghi lại những khoảng khắc đời thường nhất của cuộc sống hàng ngày.
0