Họa sĩ đập kính thành tranh

Một người hoạ sỹ của Hà Nội đã tìm được hướng đi khác khi sáng tạo tranh chân dung từ những tấm kính. Chỉ cần một chiếc búa và một tấm kính, người hoạ sỹ này đã tạo nên một bức tranh lung linh và vô cùng đặc biệt.

Hơn một năm nay, âm thanh búa gõ đã trở thành một phần không thể thiếu trong không gian sống của gia đình họa sĩ Bùi Quốc Toản.

Một chiếc búa đặc biệt đã được anh đặt riêng để phục vụ cho công việc sáng tạo của mình. Mặc dù không ít lần gặp phải thất bại, nhưng nghệ thuật chưa bao giờ khiến anh nản lòng. Những tấm kính được anh nghiên cứu đặt riêng, sau hai ngày miệt mài đập, gõ và tạo hình, gương mặt của các nhân vật nổi tiếng, không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới, đã dần dần hình thành trong căn nhà của người hoạ sĩ.

Hoạ sĩ Bùi Quốc Toản chia sẻ: "Khi nghe đến kính vỡ, mọi người thường nghĩ đó là vật liệu bỏ đi, hoặc là vật có tính sát thương. Nhưng khi bắt tay vào thực hiện, tôi thấy hoàn toàn không phải như vậy. Loại kính để làm tranh này cứng hơn rất nhiều so với kính chắn gió ô tô nên rất an toàn".

Giai đoạn đầu khi mới đến với dòng tranh này, hoạ sĩ Bùi Quốc Toản cũng gặp nhiều sự chưa hài lòng. Nhiều chi tiết nhỏ khiến cho anh khó lòng chỉnh sửa trên tranh, tuy nhiên , với sự nhiệt huyết và quyết tâm, anh vẫn tìm tòi, học hỏi với mong muốn mang đến những tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh nhất.

Ít ai ngờ rằng, họa sĩ Toản lại đến với tranh kính vỡ. Từ một người bạn giới thiệu, anh đã tự mày mò, tìm hiểu và phát triển phong cách riêng của mình. Chính người bạn lâu năm ấy cũng ngạc nhiên khi lần đầu đến thăm nhà anh và nhận ra đam mê mới mà Toản đang theo đuổi. Từ những tấm kính cứng ngắc và lạnh lẽo, họa sĩ Bùi Quốc Toản đã biến hóa thành những tác phẩm nghệ thuật đầy cảm xúc.

Anh Phạm Phương Linh, Phó trưởng Khoa Thiết kế đồ hoạ, Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương rất thích thú khi thấy bạn mình tạo ra những sản phẩm rất thú vị như vậy.

Với niềm đam mê và sự kiên trì, họa sĩ Bùi Quốc Toản đã khéo léo đập vỡ từng tấm kính để tạo nên những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, khẳng định nghệ thuật luôn có thể bắt nguồn từ những điều tưởng chừng như bình dị nhưng lại chứa đựng sức mạnh và vẻ đẹp

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

“Nét Việt Nam" - dự án được thực hiện bởi các bạn trẻ sinh ra trong thời đại số như một "bảo tàng sống” ghi lại chân thực các làng nghề, nghệ thuật dân gian và tinh hoa ẩm thực Việt Nam. Từ đó, tạo nên nhịp cầu kết nối thế hệ trẻ với di sản cha ông, để họ sẽ chính là những người gìn gìn và lan tỏa bản sắc Việt trong dòng chảy hiện đại.

Đón xuân Ất Tỵ 2025, nhiều trường học ở Hà Nội đã tổ chức các hoạt động trải nghiệm gắn với lễ hội văn hoá dân gian, giúp lứa tuổi học trò thêm hiểu và trân trọng truyền thống văn hoá của dân tộc.

Năm nay Lễ hội chùa Hương sẽ diễn ra từ ngày 3/2 đến hết ngày 1/5/2025 (tức từ mùng 6 tháng Giêng đến hết mùng 4 tháng Tư năm Ất Tỵ). Tham gia lễ hội du khách sẽ được chứng kiến nhiều điểm mới như: thưởng thức một số loại hình nghệ thuật truyền thống gồm múa rối, chèo, cồng chiêng và miễn phí nước uống, ô che nắng, mưa...

Sáng 24/1, phố sách Xuân Ất Tỵ đã khai mạc tại quận Hoàn Kiếm với chủ đề: “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”. Điểm nhấn của phố sách là màn viết thư pháp trên giấy dó của Universal Robots.

Tựa chuyến lãng du độc đáo qua các miền di sản, hộp quà Tết “Phong Vị Di Sản” gói trọn tinh hoa đất trời và vẻ đẹp văn hoá, con người Việt Nam, đưa hồn xưa hòa quyện nét tinh hoa hiện đại.

Làng bánh chưng Tranh Khúc nổi tiếng Hà Thành đang tất bật cho vụ Tết, phục vụ không chỉ người dân Thủ đô mà còn cho người sành ẩm thực ở trong nước và quốc tế.