Hoài Đức: Lễ hội rước thánh tôn vinh lịch sử dân tộc
Được công nhận là di tích lịch sử – văn hóa từ năm 1989, đình làng Yên Bệ – Yên Vĩnh là nơi lưu giữ câu chuyện về hai vị tướng công hộ quốc thời Lý - Trình Đô và Tam Cô - hơn 1400 năm trước đã xả thân bảo vệ đất nước.
Ông Nguyễn Văn Tí (Kim Chung, Hoài Đức) cho biết: "Xa xưa, hai thôn chúng tôi tổ chức ăn mừng chiến thắng khải hoàn ca rồi tổ chức lễ hội. Nhân dân hai thôn tổ chức long trọng lễ rước nhà thánh”.
Cứ thế, mỗi dịp lễ hội, nhân dân lại thành kính dâng hương, rước kiệu, thực hiện các nghi lễ trang trọng để tưởng nhớ công lao của tiền nhân.
Ở tuổi 80, ông Nguyễn Đình Hỹ đã nhiều lần tham gia lễ hội. Đối với ông, đây còn là dịp để bà con cùng nhau chuẩn bị, đóng góp công sức, thể hiện tình làng nghĩa xóm bền chặt. "Tôi ở tuổi hội lão đình, hôm nay tham gia cùng với dân làng. 10 năm nay chúng tôi mới được rước thánh một lần, năm vừa rồi 2020 là dịch covid nên làng tôi chuẩn bị lần này rất chu đáo. Từ các đoàn thể, chính quyền, các hội đồng niên... Mọi người rất phấn khởi, đoàn thể nào cũng góp vui trong lễ hội này", ông Hỹ vui vẻ nói.
Theo ông Phạm Ngọc Lê, Chủ tịch UBND xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, lễ hội truyền thống là một nét đẹp văn hoá, góp phần trở thành một trong những tiêu chí của nông thôn mới kiểu mẫu mà xã đã phấn đấu trong thời gian qua.
Lễ hội truyền thống không chỉ là hoạt động tín ngưỡng mà còn góp phần quan trọng trong việc thực hiện tiêu chí văn hóa trong xây dựng nông thôn mới. Trong quá trình phát triển, xã Kim Chung luôn chú trọng bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, lấy đó làm nền tảng cho sự phát triển bền vững của địa phương.


Triển lãm “Nhất hoa nhất khí” là nơi trưng bày các tác phẩm đặc biệt, theo phong cách nghệ thuật cắm hoa Ikebana.
Một sân khấu bằng kính, nổi giữa mặt hồ, đang tạo sức hút đặc biệt cho không gian Bảo tàng Hà Nội.
Huyện Mỹ Đức đã khai mạc Tuần lễ văn hóa - du lịch xuân hội chùa Hương năm 2025 với chủ đề “Chùa Hương - điểm đến du lịch, văn hóa truyền thống Việt” vào tối 14/3.
Hà Nội có nhiều công trình cổ kính, độc đáo mang đậm dấu ấn thời gian, gợi lên biết bao kỷ niệm đối với những người xa Thủ đô.
UBND huyện Gia Lâm đã tổ chức lễ công bố quyết định công nhận Lễ hội làng Bát Tràng là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia và khai mạc Lễ hội vào tối 13/3.
Xây dựng các làng nghề thành không gian văn hóa phục vụ phát triển du lịch được coi là định hướng quan trọng, tạo sức bật để vùng nông thôn có nghề trở thành điểm nhấn xanh của Thủ đô.
0