Hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về giáo dục

Sáng 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo.

Các đại biểu đánh giá cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra đã rất nghiêm túc, trách nhiệm, dành nhiều thời gian để tổ chức các hội nghị, hội thảo, cầu thị lắng nghe, tiếp thu, chỉnh lý nhiều lần để hoàn thiện Luật Nhà giáo.

Đại biểu cho rằng dự thảo luật đã thể chế hóa được quan điểm, chủ trương của Đảng về vị trí, vai trò của đội ngũ nhà giáo trong sự nghiệp phát triển đất nước. Các quan điểm, chủ trương xuyên suốt của Đảng qua các kỳ đại hội đều nhất quán trong việc xác định lực lượng nhà giáo là yếu tố quan trọng, cốt lõi, có vai trò quyết định đến chất lượng giáo dục và đào tạo. Đồng thời, khẳng định rõ là cần tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về giáo dục và đào tạo, tháo gỡ những điểm nghẽn, đặt ra yêu cầu cần sớm xây dựng luật về nhà giáo.

Ông Trần Văn Thức, Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa, viện dẫn về thực trạng hệ thống pháp luật hiện nay, theo tờ trình của Chính phủ, nhà giáo trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đang chịu sự điều chỉnh của 6 luật, gồm: Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Bộ luật Lao động, Luật Giáo dục, Luật Giáo dục nghề nghiệp, Luật Giáo dục đại học. Tuy nhiên, nội dung về quản lý nhà giáo giữa các luật chưa thực sự đầy đủ và đồng bộ. Mặt khác, một số bất cập phát sinh trong công tác quản lý Nhà nước về nhà giáo hiện nay và việc kiến tạo các chính sách phát triển đột phá cho sự phát triển, nâng tầm nhà giáo về mặt lý luận cũng như thực tiễn không thể quy định trong các luật hiện hành nêu trên.

“Như vậy, cả về quan điểm, chủ trương của Đảng, sự quan tâm của xã hội đều xác định vị trí, vai trò quan trọng hàng đầu của nhà giáo, nhưng thực tế hệ thống pháp luật sau một thời gian dài cho đến nay vẫn chưa có luật riêng về nhà giáo để đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất tạo hành lang pháp lý, tạo môi trường làm việc, các chính sách đối với nhà giáo như tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh, bảo vệ và phát triển”, đại biểu Trần Văn Thức nhấn mạnh.

Từ các căn cứ như nêu trên, đại biểu cho rằng việc ban hành Luật Nhà giáo là cần thiết, vừa đáp ứng được yêu cầu thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng về phát triển đội ngũ nhà giáo, vừa phù hợp với điều kiện thực tế về xây dựng hệ thống pháp luật của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Do đó, đại biểu Trần Văn Thức thống nhất cao sự cần thiết phải ban hành Luật Nhà giáo như tờ trình cũng như nội dung của dự thảo luật đã nêu.  Đại biểu cho rằng tôn vinh là hình thức công nhận thành tích hay cống hiến một việc gì đó, vì vậy khoản 1 Điều 3, sau cụm từ “tôn vinh” nên bổ sung thêm cụm từ “khi có cống hiến cho sự nghiệp giáo dục”.

Ông Nguyễn Văn Cảnh, Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định, cho rằng: “Khi nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú cần vinh danh tại nơi cư trú của nhà giáo. Đây vừa là động lực cho nhà giáo, vừa để nhà giáo giữ gìn hình ảnh người thầy phù hợp với danh hiệu của mình. Cần có quy định tiêu chuẩn đầu vào với nguồn đào tạo giáo viên tại các cơ sở đào tạo nguồn giáo viên".

Liên quan tới chuẩn nghề nghiệp nhà giáo tại Điều 14 dự thảo luật, các đại biểu nêu rõ giáo dục có vai trò quan trọng và nhà giáo là trung tâm, là người quyết định chất lượng đào tạo, giáo dục con người, trực tiếp tác động, truyền thụ tư duy, tư tưởng, kiến thức của các thế hệ người học. Do vậy, đòi hỏi cao ở nhà giáo không chỉ về đạo đức, chuẩn mực, mô phạm, sự hiểu biết, tính sáng tạo mà còn đòi hỏi về phẩm chất, tư tưởng chính trị của nhà giáo. Phẩm chất chính trị, tư tưởng nhà giáo là nhân tố cơ bản giữ vai trò chủ đạo, định hướng sự phát triển đạo đức của đội ngũ nhà giáo. Nhà trường không chỉ là nơi dạy chữ và các tri thức khoa học mà còn là nơi rèn luyện, truyền thụ phẩm chất, nhân cách của người học. Từ phân tích trên, đại biểu đề nghị bổ sung tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, tư tưởng vào khoản 1 Điều 14 dự thảo luật.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Dù cơn bão số 3 Yagi đã trôi qua hơn 3 tháng, nhưng đến nay một số địa phương vẫn khắc phục chưa xong hậu quả nặng nề về hạ tầng giao thông, với nhiều khu vực bị sạt lở nghiêm trọng, đường sá nứt hỏng, hiện hữu nguy cơ mất an toàn.

Để chuẩn bị tốt cho Tết dương lịch và Tết âm lịch Ất Tỵ, Đoàn kiểm tra liên ngành số 1 đã kiểm tra công tác đảm bảo an toàn thực phẩm tại huyện Chương Mỹ và quận Hà Đông.

Năm 2024, ngành du lịch được đánh giá là điểm sáng trong bức tranh kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Theo bản tin mới nhất của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, từ đêm 26/12, các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tiếp tục rét.

Sáng 25/12, “Báo cáo Kinh tế TP.HCM: Phục hồi và sẵn sàng sang kỷ nguyên mới” do Đại học Kinh tế TP.HCM và Cục Thống kê TP.HCM phối hợp thực hiện đã chính thức ra mắt. Trong đó đã chỉ ra 3 thách thức mà TP.HCM sẽ phải đối diện trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Chương trình giới thiệu và trưng bày di sản văn hóa phi vật thể "Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam" và "Nghệ thuật làm gốm của người Chăm" sẽ diễn ra từ ngày 27-29/12 tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật, số 22 Hàng Buồm, Hà Nội.