Hoàn thiện hành lang pháp lý để thu hút dòng vốn FDI

Dù triển vọng đầu tư FDI vào Việt Nam trong năm 2024 và những năm tới được đánh giá là rất tích cực song nhiều chuyên gia lo ngại, hành lang pháp lý chậm thay đổi sẽ trở thành rào cản thu hút dòng vốn này.

Doanh nghiệp Nhật Bản này đã hoạt động tại Việt Nam hơn 27 năm, do đó nhu cầu mở rộng nhà máy được doanh nghiệp lên kế hoạch từ lâu.

Mặc dù đã được phê duyệt chủ trương đầu tư tuy nhiên do không thể chứng minh nguồn gốc đất đai theo quy định nên việc giải phóng mặt bằng để mở rộng nhà máy nhiều năm qua trong tình trạng “giậm chân tại chỗ”.

Nhiều chuyên gia lo ngại, hành lang pháp lý chậm thay đổi sẽ trở thành rào cản thu hút dòng vốn này.

Ông Konaka Masaki, Tổng giám đốc công ty TNHH Điện Stanley cho biết: ''Ở Việt Nam, luật và các văn bản dưới luật thường xuyên được sửa đổi, ngoài ra các thủ tục hành chính cũng khá phức tạp và mất nhiều thời gian nên không thể tiến hành mở rộng nhà máy trong một thời gian ngắn, tôi nghĩ điều này đang gây cản trợ cho sự phát triển kinh tế tại Việt Nam.

Hoàn thiện hành lang pháp lý để giữ chân doanh nghiệp FDI

Khó khăn tiếp theo là về xin cấp giấy phép kinh doanh.  Theo luật thương mại năm 2005, có  quy định có thể tự do kinh doanh những mặt hàng nhà nước không cấm, nhưng luật đầu tư nước ngoài lại quy định với các nhà đầu tư nước ngoài những mặt hàng thông thường nhưng nhập về kinh doanh thương mại vẫn cần xin phép quyền nhập khẩu, như vậy tốn rất nhiều thời gian, trường hợp xấu nhất có thể không bán được hàng".

Vốn đăng ký FDI trong năm 2023 đạt gần 39,4 tỉ USD (vốn giải ngân đạt 23,18 tỉ USD) và 6 tháng đầu năm nay đạt 15,2 tỉ USD (vốn giải ngân đạt 10,84 tỉ USD).

Do đó, các chuyên gia đề xuất, những nhà hoạch định chính sách và cơ quan quản lý nên nhanh chóng có giải pháp thích hợp, kịp thời tháo gỡ vướng mắc, nhằm nâng cao hiệu quả thu hút dòng vốn ngoại trong thời gian tới.

 Để nâng cao hiệu quả thu hút FDI trong thời gian tới cần chú trọng công tác đối thoại chính sách, kịp thời tháo gỡ khó khăn

Ông Hong Sun, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam cho biết: ''Rất nhiều thủ tục hành chính đang đi hơi chậm lại, điều đó đang xảy ra trên cả nước. Chúng tôi rất mong lãnh đạo chính phủ quan tâm, rà soát và giải quyết vướng mắc khó khăn về thủ tục hành chính mà các nhà đầu tư đang chờ đợi. Nếu gaiir quyết được thì trong tương lại, Hàn Quốc sẽ rất tích cực và mạnh mẽ mở rộng đầu tư, đặc biệt các lĩnh vực như công nghệ cao, bán dẫn… ''

Theo đó, các chuyên gia cho rằng để nâng cao hiệu quả thu hút FDI trong thời gian tới cần chú trọng công tác đối thoại chính sách, kịp thời tháo gỡ khó khăn, tinh giản bộ máy hành chính, ban hành luật, chính sách rõ ràng và ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm đẩy mạnh quá trình triển khai nguồn vốn FDI thực hiện tại Việt Nam.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Dù cũng bị thiệt hại nặng nề, nhiều doanh nghiệp trong nước vẫn đang nỗ lực chung tay trợ giúp người dân vùng bão lụt bằng nhiều cách khác nhau.

Chung tay hỗ trợ người dân nhiều tỉnh thành phía Bắc đang chịu thiệt hại nặng nề sau cơn bão Yagi, Vinamilk đã hỗ trợ gần 3 tỷ đồng, tương đương hơn 550.000 sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu như sữa, nước.

Sáng 10/9, Hội đồng doanh nghiệp Vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp phát triển bền vững Việt Nam 2024 với chủ đề "Bồi đắp niềm tin kiến tạo chuyển đổi".

Trong báo cáo tài chính hợp nhất bán niên đã soát xét, Công ty kiểm toán DFK Việt Nam nêu ý kiến về khả năng thu hồi dự án Bắc Phước Kiển của CTCP Quốc Cường Gia Lai.

Việc tiếp cận dòng vốn để hoạt động và phát triển vẫn đang là gánh nặng “đè lên vai” các doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản.

Luật đất đai, Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở có hiệu lực từ 1/8/2024 được kỳ vọng giúp doanh nghiệp tháo gỡ dự án vướng mắc, giảm hàng tồn kho.