Hoàng đế Lê Thái Tổ, người khai sáng vương triều Hậu Lê
Hoàng đế Lê Thái Tổ là người sáng lập vương triều Hậu Lê. Ông sinh ra và lớn lên tại vùng đất Lam Sơn (nay thuộc huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa).
Năm 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, sau 10 năm chiến đấu gian khổ, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã toàn thắng, giang sơn thu về một mối.
Ngày 15/4 năm Mậu Thân (1428), Bình Định Vương Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Thuận Thiên, đặt tên nước là Đại Việt, lập ra vương triều Hậu Lê. Trong thời gian trị vì, vua Lê Thái Tổ đã định luật lệ, chế lễ nhạc, mở khoa thi, đào tạo nhân tài, đặt cấm vệ quân, dựng quan chức, lập phủ huyện, khôi phục kinh tế, phục hồi sản xuất, ban bố ruộng đất bằng chính sách quân điền. Điều này đã mở ra thời kỳ độc lập, tự chủ, thịnh trị cho Quốc gia Đại Việt - triều đại phát triển rực rỡ và tồn tại lâu dài nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam.
Với phương pháp trưng bày hiện đại, kết hợp giữa truyền thuyết, lịch sử, kết quả khai quật khảo cổ học, nội dung trưng bày giới thiệu về: Bình Định Vương Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, sự kiện Hoàng đế Lê Thái Tổ đăng quang và tiến hành tái thiết đất nước, di sản thời Lê và dấu tích một số công trình kiến trúc, hiện vật, sơ đồ, bản đồ tiêu biểu thời Hậu Lê.
Một số hoạt động tôn vinh, tri ân, phát huy giá trị di tích tưởng niệm vua Lê Thái Tổ và các di tích tiêu biểu - dấu ấn Thăng Long - Hà Nội trong không gian văn hóa hồ Gươm, qua đó, cung cấp thêm những tư liệu, hình ảnh về cuộc đời sự nghiệp của đức vua Lê Thái Tổ và vương triều Hậu Lê, góp phần giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử công trình tưởng niệm vua Lê trong không gian văn hóa hồ Gươm.
UBND huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang, đã tổ chức Lễ hội đua mảng truyền thống trên sông Gâm và chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao năm 2024.
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 với chủ đề “Giao lộ sáng tạo” tập trung vào 3 trụ cột chính: Thiết kế, Cộng đồng và Sáng tạo.
Hồ Gươm không chỉ là một danh thắng nổi tiếng của Hà Nội, mà còn là di sản văn hóa, gắn liền với lịch sử ngàn năm văn hiến của mảnh đất Hà thành.
Liên hoan sân khấu kịch TP.HCM lần thứ nhất đã chính thức khai mạc với sự góp mặt của gần 300 diễn viên đến từ 20 đơn vị cùng 25 vở kịch hứa hẹn sẽ thu hút công chúng đến với các suất diễn so tài ngay tại sân khấu của mỗi đơn vị công lập và xã hội hóa. Trong đó có nhiều nghệ sĩ tên tuổi như: Thành Lộc, Ái Như, Thành Hội, Quốc Thảo, Minh Nhí, Trịnh Kim Chi....
Tối 16/11, tại thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau tổ chức Lễ khánh thành và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đối với công trình tượng đài kỷ niệm "Chuyến tàu tập kết ra Bắc năm 1954".
Được lấy cảm hứng từ 9 bảo vật quốc gia của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, bộ sưu tập lụa cao cấp “Khơi dậy tinh hoa, nối dài di sản” mang đến một dấu ấn mới về sự kết hợp giữa nghệ thuật, thời trang và văn hóa Việt Nam.
0