Hoàng thành Thăng Long - hình mẫu bảo tồn di sản

Tại kỳ họp gần đây nhất của UNESCO diễn ra tại New Deli, Ấn Độ, Thủ đô Hà Nội của Việt Nam đã được ghi nhận là điển hình trong hợp tác bảo tồn di sản.

UNESCO coi Hà Nội, với những thành tựu bảo tồn, phát huy giá trị di sản Hoàng thành Thăng Long, chính là hình mẫu hợp tác giữa “quốc gia thành viên” với UNESCO và cũng là điển hình của việc bảo tồn di sản thế giới.

Sánh vai cùng 7 di sản khác được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa Thế giới, Hoàng thành Thăng Long mang đầy đủ những tiêu chí mang tầm vóc nhân loại. Đó là chiều dài lịch sử và văn hóa; tính liên tục với tư cách là một trung tâm quyền lực của cả nước; và các tầng di tích, di vật vô cùng phong phú, đa dạng.

Di sản này không chỉ là tài sản vô giá của Việt Nam mà còn đang góp phần làm đa dạng thêm bản đồ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới.

Trước những thách thức lớn về phát triển đô thị, điều kiện khí hậu, cùng những thách thức về nghiên cứu như tầng lớp dày đặc của hệ di vật, cổ vật, các kiến trúc kiên cố của thế kỷ 20 đang hiện hữu, kể từ khi phát lộ vào năm 2.000, với trách nhiệm rất cao, thành phố Hà Nội đã thực hiện hết sức nghiêm túc các cam kết với UNESCO, nhất là nghiên cứu khoa học.

Khu di sản thường xuyên phục dựng sinh động các giá trị văn hóa phi vật thể như các lễ hội cung đình và dân gian.

Đánh giá cao những thành tựu của Việt Nam, tại Kỳ họp 46 Ủy ban Di sản thế giới đang diễn ra tại New Delhi - Ấn Độ, Ủy ban Di sản thế giới ghi nhận quá trình thực hiện toàn bộ các cam kết của Chính phủ Việt Nam từ khi di sản Hoàng thành Thăng Long được ghi danh là Di sản Văn hóa Thế giới năm 2010 đến nay.

Giám đốc Trung tâm Di sản thế giới Lazare Eloundou Assomo khẳng định hồ sơ có ý nghĩa quan trọng không chỉ với Việt Nam mà còn với thế giới, gắn với những vấn đề mới, liên quan đến tiến trình phát triển của di sản; coi đây là hình mẫu hợp tác giữa quốc gia thành viên với UNESCO và cũng là điển hình của việc bảo tồn di sản thế giới.

Việc hồ sơ bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long được thông qua sẽ mở ra cơ hội khơi thông Trục Hoàng Đạo, tiến tới khôi phục không gian và Chính điện Kính Thiên.

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Thị Thu Hà cho biết kết quả đạt được tại Kỳ họp lần này đánh dấu sự đồng hành, phối hợp chặt chẽ của Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, của các nhà khoa học trong và ngoài nước với Thành phố Hà Nội trong quá trình xây dựng, đệ trình và vận động cho hồ sơ khoa học, cũng như sự tư vấn tận tình của các cơ quan chuyên môn của UNESCO.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Làng cổ Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, vẫn còn lưu giữ được những truyền thống và nét dấu xưa đặc trưng của người Hà Nội.

Chùa Vạn Niên, ngôi chùa cổ hơn 1.000 năm tuổi nằm yên bình bên bờ hồ Tây đang là một điểm đến hấp dẫn tại Hà Nội.

Triển lãm “Hình đồng đất Việt - Ký ức Đông Sơn” đang diễn ra tại Trung tâm giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội - 50 Đào Duy Từ, nhân kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11.

Hồ Gươm không chỉ là một danh thắng nổi tiếng của Hà Nội, mà còn là di sản văn hóa, gắn liền với lịch sử ngàn năm văn hiến của mảnh đất Hà thành.

Tối 16/11, tại thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau tổ chức Lễ khánh thành và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đối với công trình tượng đài kỷ niệm "Chuyến tàu tập kết ra Bắc năm 1954".

Đình làng Mui tại xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín, Hà Nội, là di tích lịch sử có từ lâu đời, thờ 4 vị thành hoàng - những anh hùng từng sát cánh cùng Hai Bà Trưng trong cuộc chiến chống quân xâm lược Hán.