Học sinh hệ 9+ nỗ lực ôn thi tốt nghiệp THPT
Chỉ còn ít tháng nữa, hàng nghìn học sinh hệ 9+ sẽ bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT. Năm nay, kỳ thi trở nên cam go hơn khi các em không còn được cộng điểm ưu tiên. Sự thay đổi này khiến không ít học sinh lo lắng, nhất là khi vừa phải hoàn thành chương trình văn hóa, vừa theo đuổi lộ trình học nghề.
Không giống các bạn học THPT, học sinh hệ 9+ phải cân bằng giữa học nghề và học văn hóa. Nếu như trước đây, điểm cộng ưu tiên giúp các em có thêm cơ hội, thì năm nay, với những thay đổi trong Quy chế thi tốt nghiệp THPT mới, các em cần phải nỗ lực tối đa.
Không chỉ chịu áp lực từ khối lượng kiến thức văn hóa, học sinh hệ 9+ còn phải đảm bảo tiến độ học nghề, thực tập tại doanh nghiệp. Việc sắp xếp thời gian và phương pháp ôn tập trở thành bài toán không dễ dàng.
Giáo viên Đỗ Thị Dịu - Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội cho biết, nhà trường đã hệ thống kiến thức theo các chủ đề, giúp các em có thể làm được những bài cơ bản nhất theo các dạng của đề thi. Bên cạnh đó, nhà trường cũng tạo điều kiện để các em có thời gian ôn thi tốt nghiệp một cách thuận lợi nhất.
Trước những thay đổi của quy chế kỳ thi, nhiều trường nghề cũng phải điều chỉnh phương pháp giảng dạy, đồng thời đề xuất những chính sách hỗ trợ học sinh. Việc tạo điều kiện tốt nhất cho các em ôn tập đang là ưu tiên hàng đầu.
Ông Đồng Văn Ngọc, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội cho biết: "Chúng tôi mong muốn có những chính sách hỗ trợ để học sinh hệ 9+ có cơ hội xét tốt nghiệp công bằng hơn, chẳng hạn như mở rộng tiêu chí xét tuyển riêng hoặc tăng cường hỗ trợ học tập".
Dù gặp nhiều khó khăn, nhưng với sự quyết tâm của học sinh và sự đồng hành của thầy cô giáo, các em học sinh hệ 9+ đang từng bước chinh phục thử thách. Kỳ thi này không chỉ là cánh cửa tốt nghiệp, mà còn là cơ hội để các em khẳng định bản thân trên hành trình nghề nghiệp tương lai.


Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” giai đoạn 2021 - 2024 đã làm việc với Trường THPT chuyên Hà Nội - Amstecdam vào chiều 16/4.
Khi bỏ cấp huyện, nhập các xã, điều kiện tiêu chuẩn của cán bộ xã càng cần được chú trọng. Do đó, sinh viên được đào tạo chính quy tại các trường được xem là nguồn nhân lực dồi dào ở các xã, đáp ứng với nhu cầu phát triển của xã hội.
Chương trình ôn thi trên truyền hình và trực tuyến của Đài Hà Nội không chỉ mang đến phương pháp học tập, ôn thi hiệu quả cho các em học sinh mà còn giúp các giáo viên trong nghề bồi dưỡng thêm chuyên môn từ chính đồng nghiệp của mình.
Thành phố Hà Nội đang ưu tiên nguồn lực, tích cực khắc phục những khó khăn để đạt được mục tiêu từ 80 - 85% trường học đạt chuẩn quốc gia vào năm 2025.
Trong gần 126.300 bài thi đánh giá năng lực được chấm, điểm trung bình của thí sinh là 618,4 điểm; có 142 thí sinh đạt trên 1.000 điểm; điểm thi cao nhất là 1.060 điểm và thấp nhất là 40 điểm.
Kết quả kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh lớp 12 toàn thành phố Hà Nội có kết quả thi thử thấp báo động, cảnh báo nguy cơ trượt tốt nghiệp THPT của nhiều em học sinh.
0