Học sinh vi phạm ATGT sẽ bị gửi thông báo về trường

Thời gian qua, trên địa bàn thành phố xảy ra một số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng liên quan đến học sinh điều khiển xe máy khi chưa đủ tuổi. Ðể ngăn ngừa và hạn chế những tai nạn đáng tiếc xảy ra, nhà trường và gia đình cần phối hợp để có biện pháp quản lý học sinh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông. Lực lượng Cảnh sát giao thông Công an thành phố cũng đã tăng cường tuyên truyền luật giao thông đường bộ trong các nhà trường.

Đầu giờ sáng, tại nút giao thông cầu vượt Ngã Tư Vọng, Đội Cảnh sát giao thông số 4 đã ra hiệu lệnh dừng xe nhiều trường hợp vi phạm; lập biên bản, tạm giữ phương tiện của 4 học sinh, sinh viên vì các lỗi không đội mũ bảo hiểm, không mang theo giấy tờ xe.

Chỉ đứng trước ngã tư khu vực gần trường THPT Phan Đình Phùng, thuộc quận Ba Đình, Hà Nội trong khoảng 30 phút trước giờ vào học, phóng viên đã bắt gặp hàng chục trường hợp phụ huynh chở con em mình không đội mũ bảo hiểm, đi ngược chiều đường, vô cùng nguy hiểm. Điều này phần nào tác động đến nhận thức của chính con em mình đối với việc chấp hành các quy tắc khi tham gia giao thông.

Tại ngã tư khu vực gần trường THPT Phan Đình Phùng, phóng viên đã bắt gặp hàng chục trường hợp phụ huynh chở con em mình không đội mũ bảo hiểm, đi ngược chiều đường, vô cùng nguy hiểm.

Bộ Công an đánh giá, tình trạng học sinh vi phạm pháp luật về an toàn giao thông ngày càng phổ biến và có nhiều diễn biến phức tạp. Ngoài việc xử lý, Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức tuyên truyền 29 buổi tại các trường học với hơn 17.000 học sinh, gần 2.700 giáo viên tham gia; đồng thời, tổ chức cho hơn 5.100 lượt học sinh, giáo viên ký cam kết chấp hành quy định an toàn giao thông, hướng tới xây dựng văn hóa giao thông.

Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức tuyên truyền 29 buổi tại các trường học với hơn 17.000 học sinh, gần 2.700 giáo viên tham gia.

Thiếu tá Vũ Hoàng Minh, Đội Cảnh sát giao thông số 2, Phòng Cảnh sát giao thông Công an thành phố Hà Nội chia sẻ: "Học sinh không đội mũ bảo hiểm hoặc đi xe không đúng chủng loại, chúng tôi đã gửi công văn về cho nhà trường. Bên cạnh đó, chúng tôi mong muốn nhà trường lắp camera quan sát để trực tiếp phát hiện học sinh vi phạm không đội mũ bảo hiểm nhằm tuyên truyền và có biện pháp xử lý. Chúng tôi dừng xe ở khu vực gần đèn đỏ tránh hiện tượng học sinh quay đầu bỏ chạy gây nguy hiểm cho các phương tiện khác".

Từ đầu năm đến nay, lực lượng Cảnh sát giao thông Công an thành phố Hà Nội đã xử lý hơn 1.600 trường hợp học sinh vi phạm an toàn giao thông.

Từ đầu năm đến nay, lực lượng Cảnh sát giao thông Công an thành phố Hà Nội đã xử lý hơn 1.600 trường hợp học sinh vi phạm an toàn giao thông, tạm giữ 747 phương tiện; phạt tiền ước tính hơn 800 triệu đồng. Vi phạm phổ biến là không đội mũ bảo hiểm với hơn 1.000 trường hợp. Lực lượng chức năng cũng sẽ xử lý nghiêm đối với những trường hợp học sinh được gia đình đưa xe máy phân khối lớn cho chạy dù chưa đủ tuổi. Mỗi bậc cha mẹ cũng cần nêu cao ý thức, làm gương cho các con không để học sinh xem thường và vi phạm luật giao thông.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Do ảnh hưởng của rãnh áp thấp bị nén và dịch dần xuống phía Nam bởi bộ phận không khí lạnh tăng cường, kết hợp với hội tụ gió trên cao hoạt động mạnh dần nên hôm nay (19/5), thành phố Hà Nội mưa rào và dông rải rác, có nơi mưa to kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Chiều 18/5, Hội nông dân thành phố Hà Nội đã tổ chức tổng kết chương trình phối hợp giữa Hội nông dân thành phố với Hội nông dân các tỉnh, thành phố và biểu dương nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi cấp thành phố, giai đoạn 2019 - 2023. Dự hội nghị có Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Nguyễn Lan Hương và Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Lê Hồng Sơn.

Mặc dù Nhà nước đã có quy định cụ thể về cách tính và mức giá bán điện cho người ở trọ, nhưng nhiều chủ nhà trọ ít khi tuân thủ các quy định này mà tự đưa ra giá điện với mức cao hơn so với giá điện sinh hoạt Nhà nước quy định.

Lực lượng thanh tra giao thông Hà Nội đã đồng loạt ra quân xử lý các hành vi lấn chiếm hành lang đê, nhất là vi phạm tải trọng với các phương tiện chuyên chở hàng hóa trên đê. Do mức xử phạt hành chính cao, có chủ xe đã yêu cầu dùng cân độc lập để đối chiếu mới chấp hành biên bản, quyết định xử lý.

Theo số liệu từ cục CSGT, Bộ Công an, trung bình mỗi năm có khoảng 500.000 trường hợp người điều khiển phương tiện bị tước GPLX do vi phạm các chế tài liên quan tới hoạt động tham gia giao thông đường bộ. Tuy nhiên, việc tước bằng lái hiện đang thực hiện thủ công nên nhiều người vi phạm bỏ giấy phép không đến lấy. Do vậy, chưa nâng cao hiệu quả xử phạt.

Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cho biết, sau hơn 3 năm triển khai thực hiện tính từ cuối năm 2020 đến hết quý II/2024, dự án "Hệ thống thông tin quản lý tích hợp hỗ trợ cải thiện giao thông thủy nội địa" đã cơ bản hoàn thành. Kết quả của dự án sẽ mang lại những thay đổi đột phá về phương thức quản lý kết cấu hạ tầng đường thủy.