Học sinh vi phạm luật giao thông vẫn diễn ra thường xuyên
Theo clip được đăng tải, xe ô tô có camera hành trình đang lưu thông tại hầm chui Nguyễn Trãi – Thanh Xuân. Phía cùng chiều bất ngờ xuất hiện một nam học sinh điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm, từ phía sau vượt lên. Do phóng nhanh, lạng lách, nam học sinh này đã đâm phải đuôi xe ô tô màu đen phía trước, rồi ngã ra đường và tiếp tục va chạm với một ô tô khách. Rất may trong tình huống này, nam sinh trên không bị thương nặng. Tuy nhiên, vì thiếu kĩ năng, trong quá trình dựng xe, cậu học sinh này tiếp tục vặn tay ga làm xe máy xoay vòng. Phải đến khi có sự nhắc nhở và giúp đỡ của người lớn, nam sinh này mới dựng xe lên được.
Theo quy định hiện nay, người đủ 16 tuổi trở lên được điều khiển xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50cm3; người đủ 18 tuổi trở lên được điều khiển mô tô, xe máy có dung tích xi-lanh từ 50cm3 trở lên.
Trong những buổi cảnh sát giao thông ra quân tuần tra xử lý tình trạng này, nhiều học sinh đã bị tạm giữ phương tiện với các lỗi như: Không đội mũ bảo hiểm, điều khiển xe máy trên 50cc. Đối với các lỗi điều khiển xe máy quá 50cc, ngoài việc xử phạt hành chính đối với học sinh còn mời phụ huynh học sinh vì hành vi giao xe cho các cháu.
Các trường học đã tăng cường công tác tuyên truyền, áp dụng nhiều biện pháp quản lý học sinh vi phạm Luật Giao thông đường bộ, như: Thường xuyên nhắc nhở, đưa thông tin liên quan đến trật tự ATGT vào nội dung sinh hoạt đầu tuần, lễ chào cờ, sinh hoạt lớp... Nhưng trên thực tế, việc học sinh vi phạm vẫn diễn ra, nhiều học sinh vẫn tìm cách tránh né bằng việc gửi xe ở các điểm trông xe tư nhân. Lạng lách đánh võng, dàn hàng ngang, cười đùa, không đội mũ bảo hiểm... là những hình ảnh không khó để bắt gặp khi ra đường vào những giờ học sinh đến lớp và tan trường.
Em Phạm Phương Linh , quận Hoàng Mai xác nhận: "Em biết tình trạng học sinh không đội mũ khi tham gia giao thông phóng nhanh vượt ẩu. Điều này không những gây nguy hiểm cho em mà còn gây nguy hiểm cho cả cộng đồng".
Trong khi đó, em Nguyễn Linh Ngọc, quận Cầu Giấy cho biết: "Thứ 2 tuần này trường em có chương trình an toàn giao thông. Em nghĩ chương trình này rất là có ích cho các bạn học sinh bây giờ".
Giải pháp tốt nhất để ngăn ngừa tình trạng học sinh vi phạm Luật Giao thông là kết hợp giữa giáo dục, quản lý, xử lý giữa nhà trường, gia đình và lực lượng chức năng. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn hết là các bậc phụ huynh cần nâng cao ý thức trách nhiệm, thường xuyên theo dõi, nhắc nhở con em mình chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông, uốn nắn, ngăn chặn ngay từ ban đầu các hành vi vi phạm; không buông lỏng quản lý hoặc phó mặc cho nhà trường, cho cơ quan chức năng, bởi trước hết, sự quan tâm, giáo dục của phụ huynh sẽ đảm bảo được sức khỏe và tính mạng của chính con em mình và cả những người cùng tham gia giao thông.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội đã phối hợp Cảnh sát Interpol ra quyết định truy nã quốc tế đối với bị can Lê Khắc Ngọ (Sinh năm 1990; Hộ khẩu thường trú: Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội).
Ngày 22/12, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an TP Hà Nội) cùng Công an quận Hà Đông cho biết đang điều tra làm rõ vụ gãy đổ cột báo làn đường BRT tại ngã tư Vạn Phúc - Tố Hữu, quận Hà Đông.
Ban chỉ đạo 197 quận Long Biên đã tổ chức ra quân cao điểm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, vệ sinh môi trường dịp cuối năm 2024 và Xuân hội 2025.
Sáng 22/12, đoạn qua ngã tư đèn đỏ trên đường Tố Hữu (Hà Đông, Hà Nội), một chiếc xe Mercedes màu trắng phóng nhanh đã lao thẳng lên dải phân cách giữa đường, tông đổ biển báo.
Công an huyện Thanh Oai vừa phát hiện và kịp thời ngăn chặn nhóm đối tượng tự chế và sử dụng pháo nổ.
Từ ngày 1/1/2025, Luật quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ chính thức có hiệu lực và đi vào cuộc sống. Thời gian này lực lượng Công an đã và đang nỗ lực trong công tác tuyên truyền, vận động người dân chủ động giao nộp vũ khí, vật liệu nổ.
0