Hồi hương tác phẩm hội họa của vua Hàm Nghi
Vua Hàm Nghi (1871-1944), tự hiệu Ưng Lịch, lên ngôi năm 1884, là Hoàng đế thứ tám của vương triều Nguyễn. Sau khi kinh thành Huế thất thủ, vua Hàm Nghi rời khỏi kinh thành và ban Chiếu Cần Vương, kêu gọi hào kiệt, sĩ phu và nhân dân yêu nước đứng lên giành lại độc lập, tự do cho dân tộc.
Năm 1888, vua bị thực dân Pháp bắt và đưa đi lưu đày ở Algiers (thủ đô Algeria). Trong thời gian bị lưu đày, nhà vua theo học hội họa và điêu khắc, theo đuổi trường phái ấn tượng và hậu ấn tượng, rất may mắn được theo học nhiều danh họa tên tuổi của Pháp. Ông đã để lại một gia tài đồ sộ về nghệ thuật.
Bức tranh sơn dầu “Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers)” được trao tặng hôm nay do Vua Hàm Nghi sáng tác năm 1908, thể hiện quang cảnh đồng quê nơi ông sống. Phong cảnh hoàng hôn dưới góc nhìn ngược sáng, là một trong những tác phẩm mang tính biểu tượng nhất của ông.
Cùng ngày, hậu duệ của ông, tiến sỹ Amandine Dabat có buổi nói chuyện về sự nghiệp nghệ thuật của vua Hàm Nghi và ra mắt cuốn sách “Hàm Nghi – Hoàng đế lưu vong – Họa sỹ ở Algier”.
Chiều 7/ 1, triển lãm tranh "12 con giáp" của nam họa sĩ Đặng Việt Linh đã khai mạc tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, thu hút sự quan tâm của những người yêu nghệ thuật. Với phong cách sáng tạo độc đáo, triển lãm mang đến một góc nhìn mới mẻ và giàu cảm xúc về hình tượng 12 con giáp trong văn hóa Á Đông.
Cổng làng Cót thuộc phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, gợi lại ký ức về ngôi làng ven đô của Thăng Long - Hà Nội ngàn năm.
Không gian đình cổ Tú Thị tại phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm - nơi thờ ông Tổ nghề thêu Lê Công Hành, đã trở thành một điểm đến giao lưu văn hóa độc đáo.
Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” hiện lưu giữ tại Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, được công nhận là bảo vật Quốc gia.
Tô Ngọc Trang - họa sĩ nổi tiếng trong làng tranh sơn mài vừa ra mắt triển lãm cá nhân mang tên “Chiêm bao”, trưng bày 26 bức chân dung ghép gốm. Triển lãm đánh dấu bước ngoặt trong nghệ thuật chân dung đương đại tại Việt Nam, bởi đây là lần đầu tiên kỹ thuật ghép gốm được sử dụng để tạo nên các tác phẩm nghệ thuật độc đáo.
Sáng nay (06/01), huyện Chương Mỹ khởi công dự án tu bổ, tôn tạo Cụm di tích quốc gia chùa Trầm - chùa Trăm Gian và xây dựng Nhà trưng bày về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Dự lễ khởi công có Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn.
0