Hội nghị COP29 tại Azerbaijan
Trong số gần 200 quốc gia tham dự Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu ở Baku, những bên đóng vai trò chính bao gồm: Trung Quốc - nước phát thải lớn nhất thế giới, duy trì quan điểm cho rằng các nước phát triển nên dẫn đầu trong hành động và tài chính về khí hậu; Mỹ - nước phát thải lớn thứ hai và Liên minh châu Âu (EU) - một khu vực đóng góp lớn cho tài chính về khí hậu.
Hội nghị năm nay thiếu vằng Tổng thống Mỹ Joe Biden, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen.
Trong khuôn khổ COP29, các bên sẽ đàm phán Mục tiêu định lượng tập thể mới (NCQG) - một mục tiêu tài chính khí hậu tham vọng hơn, minh bạch hơn và có thể dự đoán được nhằm hỗ trợ tốt hơn cho các nước đang phát triển trong ứng phó với biến đổi khí hậu.
Một thỏa thuận lên tới 1.000 tỷ USD tài chính khí hậu hàng năm cho các nước đang phát triển cũng nằm trong danh sách ưu tiên hàng đầu của COP29. Thỏa thuận này sẽ thay thế cam kết 100 tỷ USD mỗi năm mà các nước phát triển đã đưa ra vào năm 2009 để hỗ trợ các nước đang phát triển.
Theo dữ liệu chính thức được công bố, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Anh không có sự tăng trưởng trong quý III năm 2024, dù con số sơ bộ trước đó cho thấy mức tăng trưởng 0,1%.
Ngày 24/12, Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba bày tỏ mong muốn tăng cường mối quan hệ đồng minh giữa nước này và Mỹ, đồng thời thúc đẩy một cuộc gặp với Tổng thống đắc cử Donald Trump trong thời gian sớm nhất có thể.
Sau khi Chính phủ Pháp công bố danh sách nội các mới, người dân Paris tỏ ra hoài nghi các quan chức này có thể giải quyết cuộc khủng hoảng mà nền kinh tế lớn thứ 2 Liên minh châu Âu đang phải đối mặt.
Theo thông báo từ Bộ Ngoại giao Nga, ngày 24/12, một vụ nổ tại phòng máy đã khiến một tàu hàng Nga bị chìm ở Biển Địa Trung Hải, giữa Tây Ban Nha và Algeria, khiến hai thủy thủ mất tích.
Trong một tuyên bố gần đây, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump một lần nữa gợi ý về việc Mỹ nên mua Greenland, hòn đảo lớn nhất thế giới hiện đang thuộc quyền kiểm soát của Đan Mạch; đồng thời nhấn mạnh đây là điều cần thiết đối với an ninh quốc gia và tự do toàn cầu.
Việc Bộ trưởng Tài chính Chrystia Freeland đột ngột từ chức và lời chỉ trích công khai của bà đối với Thủ tướng, đã khiến người dân Canada bất ngờ và đe dọa làm tan rã chính phủ của một quốc gia nổi tiếng về sự ổn định. Quyền lực của Thủ tướng Canada Justin Trudeau đối với đất nước vốn đã mong manh giờ đây càng trở nên mong manh hơn bởi áp lực buộc ông phải từ chức ngày càng gia tăng.
0