Hội nghị COP29 ủng hộ khuôn khổ thị trường carbon toàn cầu
Một nhà đàm phán cho biết, việc các quốc gia tham dự hội nghị đạt đồng thuận về Điều 6.4 của Thỏa thuận Paris có thể cho phép thị trường carbon toàn cầu do Liên hợp quốc hậu thuẫn vốn đã được xây dựng trong nhiều năm, bắt đầu hoạt động ngay từ năm tới.
Về mặt lý thuyết, tín dụng carbon cho phép các quốc gia hoặc công ty trả tiền cho các dự án ở bất kỳ đâu trên hành tinh này, nhằm giảm phát thải CO2 hoặc loại bỏ CO2 khỏi khí quyển và sử dụng các khoản tín dụng do các dự án đó tạo ra để bù đắp lượng khí thải của chính họ. Đó có thể là các dự án trồng rừng ngập mặn hấp thụ CO2 hoặc phân phối bếp sạch để thay thế các phương pháp nấu ăn gây ô nhiễm ở các cộng đồng nông thôn nghèo.
Thị trường carbon có thể là một con đường để các công ty Mỹ tiếp tục tham gia vào các nỗ lực toàn cầu nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, ngay cả khi ông Donald Trump rút khỏi thỏa thuận Paris. Nếu điều đó xảy ra, các công ty Mỹ vẫn có thể mua tín dụng từ thị trường do Liên hợp quốc hậu thuẫn để đáp ứng các mục tiêu khí hậu tự nguyện của họ.
Từ những hành lang rộng lớn được sơn màu đỏ và cam, đến những bức bích họa phủ kín không gian, mạng lưới tàu điện ngầm Stockholm đã gây ấn tượng đặc biệt đối với nhiều du khách.
Theo dữ liệu chính thức được công bố, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Anh không có sự tăng trưởng trong quý III năm 2024, dù con số sơ bộ trước đó cho thấy mức tăng trưởng 0,1%.
Ngày 24/12, Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba bày tỏ mong muốn tăng cường mối quan hệ đồng minh giữa nước này và Mỹ, đồng thời thúc đẩy một cuộc gặp với Tổng thống đắc cử Donald Trump trong thời gian sớm nhất có thể.
Sau khi Chính phủ Pháp công bố danh sách nội các mới, người dân Paris tỏ ra hoài nghi các quan chức này có thể giải quyết cuộc khủng hoảng mà nền kinh tế lớn thứ 2 Liên minh châu Âu đang phải đối mặt.
Theo thông báo từ Bộ Ngoại giao Nga, ngày 24/12, một vụ nổ tại phòng máy đã khiến một tàu hàng Nga bị chìm ở Biển Địa Trung Hải, giữa Tây Ban Nha và Algeria, khiến hai thủy thủ mất tích.
Trong một tuyên bố gần đây, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump một lần nữa gợi ý về việc Mỹ nên mua Greenland, hòn đảo lớn nhất thế giới hiện đang thuộc quyền kiểm soát của Đan Mạch; đồng thời nhấn mạnh đây là điều cần thiết đối với an ninh quốc gia và tự do toàn cầu.
0