Hơn 106 nghìn thí sinh bắt đầu kỳ thi vào lớp 10
Đúng 9 giờ sáng 7/6, thí sinh đã có mặt tại phòng thi để cán bộ coi thi hướng dẫn làm thủ tục.
Dự thi lớp 10 năm học 2024 - 2025, Hà Nội có 10 trường hợp sẽ làm bài thi trong điều kiện đặc biệt. Các điểm thi đã chuẩn bị về sơ sở vật chất, tổ chức lực lượng chức năng để sẵn sàng hỗ trợ thí sinh và phụ huynh khi đến dự thi và luôn sẵn sàng.
Bà Nguyễn Thị Hoa Chi, Trưởng điểm thi Trường THCS Thịnh Liệt, cho biết: “Tại trường đã chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất như là nước uống, đã hướng dẫn cho thí sinh về quy định phòng thi, hiệu lệnh trống. Thí sinh, ngoài phiếu báo dự thi có thể sử dụng căn cước công dân để thay thế. Các điểm thi cũng sẽ cố gắng tạo điều kiện để các em xác minh thông tin".
Năm nay, Hà Nội đã thành lập 201 điểm thi với hơn 4.300 phòng thi chính thức, hơn 400 phòng thi dự phòng đặt tại các trường THCS, THPT.
Có hơn 117 nghìn thí sinh đăng ký dự thi lớp 10 năm học 2024 - 2025, trong đó hơn 106 nghìn học sinh đăng ký thi lớp 10 công lập, nhiều hơn năm ngoái khoảng 2.000 em.
Tổng chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm nay tại Hà Nội là hơn 77 nghìn học sinh. Trong đó, 119 trường THPT công lập tuyển hơn 73.600 học sinh và 8 trường THPT công lập tự chủ tuyển mới hơn 3.500 học sinh.
Tổng chỉ tiêu năm học 2024 – 2025 tăng hơn 1.500 học sinh so với năm trước đó, tương đương 61% được tuyển vào trường công lập. Tỷ lệ vẫn giữ nguyên như mọi năm.
Đây là năm đầu tiên quy chế thi quy định rõ các vật dụng cấm mang vào phòng thi, gồm: giấy than; bút xóa; đồ uống có cồn; vũ khí và chất gây nổ, gây cháy; tài liệu, thiết bị truyền tin (thu, phát sóng thông tin, ghi âm, ghi hình) hoặc chứa thông tin để gian lận trong quá trình làm bài thi.
Học sinh chỉ được mang vào phòng thi bút viết, thước kẻ, bút chì, tẩy chì, êke, thước vẽ đồ thị, dụng cụ vẽ hình, máy tính cầm tay không có chức năng soạn thảo văn bản và không có thẻ nhớ, Atlat địa lý Việt Nam được biên soạn theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006 (không có đánh dấu hoặc viết thêm bất cứ nội dung nào khác).
Sáng mai (8/6), thí sinh thi vào lớp 10 sẽ phải có mặt tại điểm thi muộn nhất là 7 giờ 30 phút để làm thủ tục vào thi. 8 giờ, môn thi Văn bắt đầu. Vào 14 giờ chiều mai, thí sinh sẽ thi môn Ngoại ngữ.
Sáng 1/11, Diễn đàn Quốc tế hoá Giáo dục Đại học lần thứ 7 đã diễn ra tại Hà Nội với sự tham gia của gần 100 trường đại học của Việt Nam và các nước, các tổ chức giáo dục, cùng 25 Đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam.
Góp ý vào dự thảo mới của Bộ GD&ĐT, nhiều ý kiến của giáo viên cho rằng, nên công bố ngay tên các môn thi từ đầu năm học và không nên đợi đến tận cuối tháng 3 hằng năm, tránh gây áp lực không cần thiết cho học sinh.
Giai đoạn 2025 - 2030, hình thức thi tốt nghiệp THPT giữ ổn định phương thức thi trên giấy đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các khâu.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay môn thứ ba thi lớp 10 do các địa phương lựa chọn, nhưng với nguyên tắc hàng năm sẽ thay đổi, tránh chuyện học tủ, học lệch.
Ngày 31/10, tại Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020 - 2024 và chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh: Giáo dục toàn diện để phát triển con người Việt Nam cả đức, trí, thể, mỹ luôn là tư tưởng xuyên suốt của Đảng và Nhà nước.
0