Hơn 120 triệu người trên thế giới bị buộc phải di cư

Báo cáo mới nhất từ Cao uỷ Liên hợp quốc về Người tị nạn UNHCR tại Geneva cho biết số người buộc phải di cư đã tăng lên mức kỷ lục 120 triệu người vào tháng 5 năm nay.

Theo Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn UNHCR, thực trạng di dời cưỡng bức đã tăng liên tiếp trong 12 năm qua và đạt mức cao kỷ lục trong năm 2024, phản ánh mức độ tàn khốc của những cuộc xung đột mới trong những năm gần đây.

Làn sóng tị nạn gia tăng kéo theo những hệ lụy đối với khả năng viện trợ nhân đạo toàn cầu.

Hơn 120 triệu người trên thế giới bị buộc phải di cư.

Theo ông Filippo Grandi, Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn, cuộc xung đột tại Sudan là nguyên nhân chính làm trầm trọng hơn tình trạng di dời dù thu hút ít sự chú ý hơn các cuộc khủng hoảng khác.

Hơn 10,8 triệu người Sudan phải  di dời vào cuối năm 2023 và con số này vẫn đang không ngừng tăng. Tại dải Gaza, khoảng 1,7 triệu người, tương đương gần 80% dân số Palestine phải di tản.

Syria tiếp tục trải qua cuộc khủng hoảng di tản lớn nhất thế giới với 13,8 triệu người bị buộc phải di dời trong và ngoài nước. Đằng sau những con số đáng báo động này là bi kịch của hàng ngàn người dân vô tội đối mặt với bom đạn mỗi ngày, đòi hỏi cộng đồng quốc tế phải có những hành động khẩn cấp để giải quyết nguyên nhân gốc rễ của việc di dời cưỡng bức.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ủy ban châu Âu (EC) thông báo sẽ áp thuế đối với trứng nhập khẩu từ Ukraine trong vòng hai tuần tới.

Trung Quốc sẵn sàng nghiên cứu kế hoạch kết nối tuyến đường sắt Bờ Đông của Malaysia với các dự án đường sắt khác ở Lào và Thái Lan, qua đó mở rộng mạng lưới đường sắt nội địa ở khu vực Đông Nam Á.

Một vụ hỏa hoạn nghiêm trọng đã xảy ra tại kho đạn quân sự ở thủ đô N'Djamena, Cộng hòa Chad, làm ít nhất 9 người chết.

Trong khuôn khổ chuyến thăm Nhật Bản kéo dài 4 ngày, Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon có cuộc gặp với người đồng cấp nước chủ nhà Fumio Kishida, thảo luận các biện pháp tăng cường hợp tác song phương.

Mặc dù máy bay chiến đấu do Ấn Độ phát triển vẫn chưa được xuất khẩu, nhưng chính sách ‘Make in India’ (Sản xuất tại Ấn Độ) hay 'Atmanirbhar Bharat' của chính phủ nước này đã được thúc đẩy với đơn đặt hàng lớn cho máy bay trực thăng chiến đấu hạng nhẹ (LCH) Prachand, theo The Eurasian Times.

Giới chức Anh đã phát hiện hơn 800 người tị nạn vượt biển trên những chiếc thuyền nhỏ.