Hơn 400 lễ hội ở Hà Nội diễn ra an toàn

Theo Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, thành phố hiện có 1.661 lễ hội. Trong đó, 1.051 lễ hội được thông báo tổ chức trong năm 2024. Đến hết tháng 2/2024, 405 lễ hội tại Hà Nội đã diễn ra an toàn, vui tươi, lành mạnh, tiết kiệm, đảm bảo an ninh trật tự và thực hiện tốt nếp sống văn minh.

Nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị để phục vụ người dân về thăm quan, chiêm bái và tham gia lễ hội đầu Xuân tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt như: Đền Ngọc Sơn, Văn Miếu Quốc Tử Giám, Công an các quận Hoàn Kiếm, Đống Đa đã liên tục phối hợp kiểm tra, xử lý các điểm trông giữ xe trái phép; điểm dừng, đỗ xe trái quy định, thu giá cao tại nhiều tuyến phố. Đồng thời, bố trí lực lượng hình sự hoá trang, nắm chắc tình hình, đấu tranh phòng ngừa hiệu quả với các loại tội phạm lợi dụng nơi đông người để hoạt động.

Các lực lượng chức năng đảm bảo an ninh trật tự cho các lễ hội đầu Xuân.

Năm 2024, công tác tổ chức lễ hội có nhiều nét mới, nhiều nơi đã áp dụng hình thức bán vé điện tử. Các quận, huyện, thị xã đã thực hiện số hoá, lắp đặt bảng mã QR code tuyên truyền giới thiệu về di tích, lễ hội. Thay đổi rõ nét nhất phải kể đến tại lễ hội Chùa Hương. Năm nay, ban tổ chức đã thay đổi phương thức quản lý, điều hành vận tải nên tình trạng chèo kéo, làm phiền khách đi đò đã được giải quyết, an ninh trật tự và an toàn giao thông được đảm bảo tốt, tạo thuận lợi cho người dân và du khách yên tâm, phấn khởi khi đến với lễ hội đầu Xuân.

Nhiều nơi đã áp dụng hình thức bán vé điện tử.

Do tập trung thực hiện quyết liệt, hiệu quả cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm cùng các cao điểm, kế hoạch chuyên đề đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn, tháng 2 vừa qua, số vụ phạm pháp hình sự giảm 14% so với tháng 01/2024. Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội còn diễn ra nhiều lễ hội, vì vậy, UBND các quận, huyện, thị xã, ban quản lý di tích lịch sử văn hoá cần tiếp tục nâng cao tinh thần trách nhiệm, nắm bắt, chỉ đạo giải quyết kịp thời những tồn tại, phát sinh, tồn tại trên lĩnh vực đảm bảo trật tự, an toàn, văn minh lễ hội.

Đổi mới tại lễ hội Chùa Hương.

Lãnh đạo Công an thành phố Hà nội đã chỉ đạo các phòng nghiệp vụ tiếp tục theo dõi, hướng dẫn, phối hợp các đơn vị nhận diện các hoạt động, hành vi biến tướng, lách luật núp bóng ngành, nghề tiềm ẩn phức tạp về an ninh, trật tự. Tiếp tục đấu tranh, ngăn chặn hiệu quả các loại tội phạm có xu hướng lợi dụng lễ hội đầu Xuân gia tăng hoạt động, như tội phạm liên quan “tín dụng đen”, gây rối trật tự công cộng, đánh bạc, buôn lậu, sản xuất buôn bán hàng giả, vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm; tội phạm, vi phạm pháp luật về ma túy tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện về an ninh trật tự.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Với mục tiêu khắc phục hạn chế của mô hình truyền thống, nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp, Hà Nội đã và đang đẩy mạnh việc sắp xếp, tái cấu trúc bộ phận một cửa.

UBND thành phố thống nhất chủ trương triển khai ngay trong giai đoạn 2025 – 2030 bằng nguồn vốn đầu tư công các cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo và Ngọc Hồi.

Một trong những góc quan sát thú vị về quá trình đô thị hóa của Hà Nội chính là ngắm nhìn đường chân trời của đô thị từ nhiều hướng, ở đó chúng ta sẽ thấy sự thay đổi của Hà Nội, những biến đổi về quy hoạch kiến trúc cao tầng của Thủ đô.

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc đảm bảo an toàn thực phẩm phục vụ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội Xuân năm 2025.

Phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn, nhiều hoạt động tri ân các anh hùng liệt sỹ, chăm sóc thân nhân người có công với cách mạng đã được lực lượng cựu chiến binh Thủ đô nhân rộng.

Tại Liên hoan “Người con hiếu thảo” lần thứ II năm 2024, Thành đoàn - Hội đồng Đội Thành phố Hà Nội đã tuyên dương 68 gương thanh thiếu nhi Thủ đô tiêu biểu về lòng hiếu thảo, lối sống tốt đẹp, trách nhiệm, có sức lan tỏa trong cộng đồng và xã hội.