Hơn 86% nhà đầu tư mua BĐS để lướt sóng kiếm lời

Các dữ liệu khảo sát thị trường cho thấy, có hơn 86% nhà đầu tư mua bất động sản để lướt sóng kiếm lời, chỉ giữ tài sản chưa đến 1 năm đã sang tay, đẩy giá nhà tăng cao phi lý trong suốt thời gian dài vừa qua.

Cụ thể, tỷ lệ nhà đầu tư giữ bất động sản dưới 3 tháng là 15%, từ 3-6 tháng khoảng 35%, từ 6-12 tháng tầm 36% và chỉ 14% giữ tài sản lâu hơn 1 năm. Lượng người mua bất động sản để lướt sóng quá nhiều khiến thị trường phát triển kém bền vững và thúc đẩy giá bất động sản tăng ảo.

5 năm qua, giá bất động sản Việt Nam tăng gần 60%, trong khi các nước cùng khu vực như Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia, Nhật Bản, Singapore... chỉ tăng 11-15%. Nguyên nhân là do chính sách thuế bất động sản tại Việt Nam đang thấp và thoáng hơn nhiều nước trong khu vực, thiếu chế tài với các hình thức đầu cơ, bỏ hoang tài sản đất.

Theo các chuyên gia, để ngăn chặn tình trạng mua bán "lướt sóng" bất động sản, nhiều nước đang sử dụng công cụ thuế mạnh tay và trên nhiều khía cạnh. Vì vậy đã đến lúc Việt Nam cần ban hành một chính sách tổng thể về thuế để điều tiết hành vi thị trường, giúp bất động sản phát triển lành mạnh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Công điện số 130/CĐ-TTg về việc đôn đốc tập trung chỉ đạo, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy triển khai các dự án nhà ở xã hội (NƠXH).

Tình trạng đất đấu giá bị đẩy lên cao một cách phi lý không chỉ làm méo mó thị trường mà còn gây thiệt hại trực tiếp đến người dân. Ban Dân nguyện đã đề xuất Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo bộ, ngành có giải pháp kiểm soát chặt việc đấu giá đất.

Năm 2025, Hà Nội sẽ có thêm hơn 15.000 căn hộ nhà ở xã hội - một nguồn cung lớn nhà giá rẻ sẽ được đưa ra thị trường. Để tránh rủi ro bị lừa đảo, người mua cần phải nắm vững một số điều kiện khi mua nhà ở xã hội hình thành trong tương lai như sau.

Sắp tới sẽ có thêm 100.000 tỉ đồng vốn trái phiếu chính phủ cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp vay ưu đãi mua nhà trong giai đoạn 2025 - 2030. Như vậy, cơ hội tiếp cận vốn vay tiếp tục được mở ra, nhưng cần tăng nguồn cung để người dân có nhà để mua.

Ngày 11/12, HĐND Thành phố Hà Nội đã tiến hành chất vấn nhiều vấn đề được cử tri quan tâm. Nổi bật trong lĩnh vực nhà đất là các nguyên nhân dẫn đến tình trạng các dự án chậm triển khai và công tác quản lý tài sản công.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 11 tháng của năm 2024, lượng doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đăng ký thành lập là hơn 4.240 doanh nghiệp, giảm 2,6% so với cùng kỳ năm trước.