Hợp tác giảng dạy, thi đánh giá năng lực tiếng Việt ở Nhật
Kỳ thi năng lực tiếng Việt quốc tế vừa được tổ chức tại Đại học Osaka, Nhật Bản tháng 2 vừa qua đã thu hút rất đông thí sinh tham gia. Với cộng đồng người Việt lên tới hơn 600.000 người, tiếng Việt ngày càng được yêu mến, học tập nhiều tại Nhật.
Người nước ngoài học tiếng Việt và cả thế hệ thứ 2, thứ 3 và thứ 4 con em người Việt tại Nhật cũng mong muốn được học tiếng mẹ đẻ. Nhu cầu lớn, tuy nhiên việc dạy và tổ chức các kỳ thi tiếng Việt tại Nhật hiện nay chủ yếu do kiều bào Việt Nam tại Nhật Bản tình nguyện tham gia dạy miễn phí với mong muốn lan toả ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam tại Nhật Bản.
Ông Vũ Hoàng Đức, Chủ tịch Hiệp hội xúc tiến hợp tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản cho biết: "Nhận thức tiếng Việt là ngôn ngữ rất quan trọng của cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản, cần phải phát huy, trau dồi. Bản thân tôi từng là giáo viên học trường Đại học Sư phạm TP.HCM nên sang Nhật tôi rất quan tâm và muốn đồng hành gìn giữ, phát triển tiếng Việt tại Nhật Bản".
Bà Lê Thương, Giám đốc Trung tâm Việt Nam học tại Nhật Bản cho hay: "Kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Việt được tổ chức tới nay đã 8 lần. Tuy nhiên, bộ đề chúng tôi nhận từ Đài Loan, Trung Quốc vì Việt Nam mình chưa có kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Việt ở nước ngoài. Tôi nghĩ rằng thi đánh giá năng lực tiếng Việt rất quan trọng vì học xong thì mình cần biết mình đạt trình độ nào. Ngay cả giáo viên của chúng tôi cũng là tình nguyện viện, không giảng dạy theo trung tâm chuyên nghiệp nên việc học và thi rất quan trọng".
Việc phối hợp giữa Viện Giáo dục và Đào tạo quốc tế, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Trung tâm Việt Nam học tại Nhật Bản sẽ giúp cho việc nghiên cứu, giảng dạy tiếng Việt và tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Việt tại Nhật Bản thời gian tới được tổ chức chuyên nghiệp và bài bản hơn.
GS.TS Lê Huy Bắc, Viện trưởng Viện Giáo dục và đào tạo quốc tế, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội nhận định: "Một là có thể dạy online, hai là Trường Đại học Sư phạm Hà Nội có thể cử giáo viên sang giảng dạy trực tiếp. Về kỳ thi đánh giá năng lực, chúng tôi cũng đang xin phép được cung cấp đề thi, gửi từ Việt Nam sang nước ngoài và sau đó mang bài về Việt Nam chấm. Việc hỗ trợ dạy và thi tiếng Việt cho thấy một quan điểm xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta cũng như của Ban giám hiệu trường ĐH Sư phạm Hà Nội là làm sao để con em người Việt tại nước ngoài được học tiếng mẹ đẻ, lưu giữ những nét văn hóa tốt đẹp của quê hương và để bạn bè quốc tế thêm hiểu, thêm yêu mến Việt Nam".
Dự kiến, ngay trong năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ cấp phép việc tổ chức Kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Việt ở nước ngoài. Nhật Bản sẽ là nước đầu tiên tổ chức kỳ thi này theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và đào tạo Việt Nam.


Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” giai đoạn 2021 - 2024 đã làm việc với Trường THPT chuyên Hà Nội - Amstecdam vào chiều 16/4.
Khi bỏ cấp huyện, nhập các xã, điều kiện tiêu chuẩn của cán bộ xã càng cần được chú trọng. Do đó, sinh viên được đào tạo chính quy tại các trường được xem là nguồn nhân lực dồi dào ở các xã, đáp ứng với nhu cầu phát triển của xã hội.
Chương trình ôn thi trên truyền hình và trực tuyến của Đài Hà Nội không chỉ mang đến phương pháp học tập, ôn thi hiệu quả cho các em học sinh mà còn giúp các giáo viên trong nghề bồi dưỡng thêm chuyên môn từ chính đồng nghiệp của mình.
Thành phố Hà Nội đang ưu tiên nguồn lực, tích cực khắc phục những khó khăn để đạt được mục tiêu từ 80 - 85% trường học đạt chuẩn quốc gia vào năm 2025.
Trong gần 126.300 bài thi đánh giá năng lực được chấm, điểm trung bình của thí sinh là 618,4 điểm; có 142 thí sinh đạt trên 1.000 điểm; điểm thi cao nhất là 1.060 điểm và thấp nhất là 40 điểm.
Kết quả kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh lớp 12 toàn thành phố Hà Nội có kết quả thi thử thấp báo động, cảnh báo nguy cơ trượt tốt nghiệp THPT của nhiều em học sinh.
0