Hương sắc Huế giữa lòng Hà Nội

Khi nhắc tới làng hương, chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ tới làng hương Thuỷ Xuân nổi tiếng tại xứ Huế. Ít ai biết rằng chỉ cách Thủ đô Hà Nội khoảng 35km, làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu, thuộc thôn Cầu Bầu, xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hoà, cũng độc đáo không kém.

Làng hương Quảng Phú Cầu, nằm trong tour du lịch "Con đường Nam Thăng Long", đã trở thành điểm đến hấp dẫn thu hút du khách trong và ngoài nước.

Để quảng bá du lịch và nâng cao thương hiệu làng nghề, các chủ cơ sở đã sáng tạo bằng cách sắp xếp những bó chân hương thành các hình ảnh độc đáo như biểu tượng, bông hoa, ngôi sao 5 cánh và bản đồ hình chữ S của Việt Nam. Những không gian check-in mới lạ, bắt mắt này đã thu hút du khách đến tham quan, chụp ảnh.

Làng có truyền thống làm tăm hương, vì thế, khi đến đây du khách không chỉ có bộ ảnh đẹp mà còn được tìm hiểu về nghề làm tăm hương đã hơn 100 năm.

Các công đoạn từ khâu chọn nguyên liệu đến chẻ vầu hoặc tre hay vót tăm đều được những người thợ cuả làng nghề thực hiện một cách cẩn thận và tỉ mỉ. Hương được đem phơi từ 1-2 ngày để làm khô. Nguyên liệu cùng với nắng, gió hòa quện, tạo nên thứ hương thơm thuần khiết, hướng tâm tưởng con người tới thiện lạc…

Khi tới đây du khách không chỉ được tham quan quy trình làm hương mà còn được tự tay làm hương dưới sự hướng dẫn của các người thợ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong những ngày này, công chúng yêu mỹ thuật đến nhà triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng sẽ được thưởng lãm một không gian nghệ thuật độc đáo mang tên “Tôi vẽ Hà Nội”. Dưới con mắt của các hoạ sĩ đương đại, một Hà Nội đẹp vừa cổ kính, vừa hiện đại hiện diện trong từng tác phẩm, ở nhiều chất liệu.

Xã Hồng Vân thuộc huyện Thường Tín từ lâu được biết đến là làng nghề sinh vật cảnh vô cùng độc đáo. Tại vùng quê trù phú này, mỗi cây cảnh đều là một tác phẩm nghệ thuật mang trong mình hơi thở của thiên nhiên và dấu ấn sáng tạo của các nghệ nhân.

Đúng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam, chiều nay, 23/11, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Đây được xem là dấu mốc quan trọng, mở ra cơ chế mới để bảo tồn và phát huy giá trị di sản bền vững, đồng thời khuyến khích sự đồng hành của toàn xã hội trong việc gìn giữ và phát triển các giá trị văn hóa dân tộc.

Kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mông Cổ, Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán Mông Cổ tại Việt Nam vừa tái bản cuốn tiểu thuyết nổi tiếng, được đánh giá một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của văn học Mông Cổ mang tên “Sông Thami trong xanh”.

Đình Tự Nhiên ở huyện Thường Tín được xây dựng từ năm 1702. Đây là di tích lịch sử nổi tiếng được nhà nước xếp hạng bởi kiến trúc độc đáo gắn liền với truyền thuyết Tiên Dung, Chử Đồng Tử.

Trong bối cảnh nhiều hình thức giải trí mới lên ngôi, các sân khấu kịch buộc phải thay đổi để bắt kịp xu hướng và thu hút khán giả. Từ việc đầu tư vào kịch bản, dàn dựng đến các hình thức quảng bá, các sân khấu kịch TP.HCM không ngừng nỗ lực thổi luồng sinh khí mới, gần gũi và hấp dẫn hơn.