Hướng tới mục tiêu tăng trưởng cả năm đạt 6,5%
Tại họp báo thường kỳ chiều qua, 5/8, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng cho biết chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất tháng 7 đạt 54,7 điểm, mức cao nhất kể từ tháng 11/2018 đến nay.
60/63 địa phương có PMI tăng cao, như Khánh Hòa, Hải Phòng, Quảng Ninh. Sản xuất công nghiệp cơ bản tăng trưởng diện rộng ở hầu hết tỉnh thành, đặc biệt là địa phương trọng điểm.
Trong 7 tháng, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tính tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, ngành sản xuất và phân phối điện tăng 12,4%, đóng góp 1,1 điểm phần trăm; ngành chế biến, chế tạo tăng 9,5%, đóng góp 8,2 điểm phần trăm vào mức tăng chung, tiếp tục duy trì là động lực tăng trưởng của sản xuất toàn ngành công nghiệp
Bà Phí Hương Nga, Vụ Trưởng Vụ thống kê Công nghiệp và Xây dựng, Tổng cục Thống kê, cho biết: ''Ngành công nghiệp chế biến chế tạo là ngành đóng góp lớn cho sản xuất công nghiệp có tăng trưởng tích cực trong 3 tháng gần đây, với mức tăng trên 12% so với cùng kỳ''.
Tăng trưởng GDP quý II tăng tới 6,93%, cao hơn kịch bản mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra trước đó. Về động lực tăng trưởng, trong 6 tháng đầu năm, các doanh nghiệp trong nền kinh tế về cơ bản đã có quá trình phục hồi tương đối tốt và đã đạt được những kết quả khả quan.
Cụ thể, số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động đã tăng hơn 6% so với cùng kỳ, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đang đặt mức cao nhất trong 6 tháng của nhiều năm.
Đặc biệt, việc tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) 2% trong những tháng cuối năm sẽ tạo ra cơ hội để giảm mặt bằng giá cả và giảm áp lực lạm phát cho nền kinh tế. Nếu không có biến động lớn, có khả năng Việt Nam sẽ đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm 2024 trong khoảng 6 - 6,5%.
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế, cho biết: ''Với những biện pháp về tài chính, tiền tệ, thúc đẩy đầu tư công và các hoạt động về cải cách thủ tục hành chính, trong 6 tháng cuối năm, nền sản xuất trong nước có thể đạt được tốc độ tăng trưởng cao hơn để nền kinh tế đạt được mục tiêu đề ra, thậm chí còn có thể cao hơn. Tôi cho rằng 6 tháng cuối năm kinh tế có thể có mức tăng trưởng cao hơn, trong khoảng 6,8 - 7,3%''.
Dù có nhiều cơ sở để đạt mức tăng trưởng cận trên khoảng 6,5%, song các chuyên gia cho rằng vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, cần tiếp tục thực hiện những giải pháp quyết liệt nhằm duy trì ổn định tình hình kinh tế - chính trị - xã hội; đảm bảo các cân đối vĩ mô; kiểm soát tốt lạm phát; phát huy hiệu quả, linh hoạt các chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ; thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp đã được đề ra trong các Nghị quyết của Chính phủ, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về phát triển kinh tế 6 tháng cuối năm.
Dù cũng bị thiệt hại nặng nề, nhiều doanh nghiệp trong nước vẫn đang nỗ lực chung tay trợ giúp người dân vùng bão lụt bằng nhiều cách khác nhau.
Chung tay hỗ trợ người dân nhiều tỉnh thành phía Bắc đang chịu thiệt hại nặng nề sau cơn bão Yagi, Vinamilk đã hỗ trợ gần 3 tỷ đồng, tương đương hơn 550.000 sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu như sữa, nước.
Sáng 10/9, Hội đồng doanh nghiệp Vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp phát triển bền vững Việt Nam 2024 với chủ đề "Bồi đắp niềm tin kiến tạo chuyển đổi".
Trong báo cáo tài chính hợp nhất bán niên đã soát xét, Công ty kiểm toán DFK Việt Nam nêu ý kiến về khả năng thu hồi dự án Bắc Phước Kiển của CTCP Quốc Cường Gia Lai.
Việc tiếp cận dòng vốn để hoạt động và phát triển vẫn đang là gánh nặng “đè lên vai” các doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản.
Luật đất đai, Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở có hiệu lực từ 1/8/2024 được kỳ vọng giúp doanh nghiệp tháo gỡ dự án vướng mắc, giảm hàng tồn kho.
0