Hướng tới mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15%

Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước, dư nợ tín dụng đến thời điểm hiện tại đã tăng 7,75%, trong khi mục tiêu cả năm đặt ra là khoảng 15%, có điều chỉnh theo các yêu cầu thực tế.

Các doanh nghiệp đang bước vào mùa sản xuất kinh doanh cuối năm. Lãi suất dễ dàng hạ nhiệt khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ hạ lãi suất (dự kiến trong tháng 9) và nhu cầu tín dụng lớn để phục hồi kinh doanh sau bão,…là những lý do khiến tăng trưởng tín dụng tăng mạnh những tháng cuối năm. Tuy nhiên, mục tiêu 15% vẫn còn là một thách thức.

Ông Phan Lê Thành Long, Chủ tịch Cộng đồng Cố vấn tài chính Việt Nam, cho biết: “Việc cán đích mục tiêu tăng trưởng tín dụng đã đặt ra từ đầu năm thì chúng ta còn phải phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Thứ nhất là sự phục hồi của các nhóm ngành kinh doanh. Thông thường quý IV cũng là giai đoạn hút tín dụng nhiều nhất, chúng ta nhìn vào năm ngoái, chỉ nửa cuối cùng tháng 12 thôi cũng đã có sự tăng trưởng vượt bậc, hơn 300 nghìn tỷ. Tôi cho rằng tín dụng những tháng cuối năm sẽ rất mạnh mẽ, nhưng mục tiêu 15% khá thách thức”.

Ảnh minh họa.

Ông Nguyễn Trung Du, Giám đốc Khối môi giới, Công ty chứng khoán JB Việt Nam, cho biết: “Thời điểm từ nay đến cuối năm, việc Ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất sẽ dễ dàng hơn vì FED cũng sắp hạ lãi suất. Khi các áp lực về tỷ giá giảm bớt thì việc NHNN hạ lãi suất cũng rất dễ dàng, cùng với bối cảnh cơn bão vừa qua, các doanh nghiệp rất cần vốn để khôi phục sản xuất”.

Đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng đã đề ra là bài toán của mọi nền kinh tế. Tuy nhiên, làm sao để hài hòa giữa tăng trưởng tín dụng với an toàn hệ thống ngân hàng mới là mục đích mà ngành tài chính cần hướng đến. Chuyên gia tài chính ngân hàng Cấn Văn Lực cho biết: “Chúng tôi dự báo sẽ tăng ở mức 13-14%, đây là mức khả thi và khá phù hợp với năng lực hấp thụ vốn cũng như nhu cầu vốn của nền kinh tế, song song đó cũng cần sớm khôi phục và phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp”.

Mới đây, lãnh đạo Ngân hàng nhà nước đã nhấn mạnh mục tiêu tăng trưởng 15% chỉ là con số định hướng trong điều hành, không phải con số áp đặt. Điều quan trọng nhất lúc này là làm sao tập trung tăng trưởng tín dụng, tức là mở rộng đầu tư để góp phần tăng trưởng nền kinh tế.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo báo cáo tài chính bán niên năm 2024 của Aeon Mall, doanh nghiệp đã tổn thất hơn 1,1 tỷ yên (tương đương 180 tỷ đồng) do hủy dự án trung tâm thương mại tại quận Hoàng Mai.

Ngày 12/10, giá vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh kéo giá vàng nhẫn 9999 trong nước bật tăng theo.

Hội các Nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam (VACD) vừa tổ chức diễn đàn "Quản trị doanh nghiệp Việt Nam 2024" với chủ đề “Ra quyết định quản trị dựa trên dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (AI)”.

Theo Kế hoạch hành động thực hiện chiến lược xuất, nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030, thành phố Hà Nội đặt mục tiêu có từ 6 - 10 nhóm hàng thủ công mỹ nghệ được xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường nước ngoài. Để hiện thực hóa mục tiêu này, bên cạnh công tác phát triển sản phẩm, xúc tiến thương mại thì việc phát triển vùng nguyên liệu bền vững là vấn đề mang tính quyết định.

Theo khảo sát do Bain & Company của Mỹ thực hiện, Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á về thu hút nhà đầu tư dài hạn. Nhiều ý kiến cho rằng, điều này có được là bởi chủ trương đầu tư vào giáo dục, theo đuổi các hiệp định thương mại tự do và cải thiện cơ sở hạ tầng của Chính phủ Việt Nam.

Sau khi sụt giảm xuất khẩu trong năm 2023, nhóm sản phẩm cá ngừ đông lạnh của Việt Nam đã liên tục tăng trưởng trong 9 tháng năm 2024, đạt hơn 51 triệu USD, tăng 19% so với cùng kỳ.