Hướng tới nâng hạng TTCK, doanh nghiệp Việt cần chủ động gì?
Để nâng hạng thị trường, ngoài hai điều kiện quan trọng cần được tháo gỡ là Giới hạn tỷ lệ nhà Đầu tư nước ngoài và ký quỹ trước giao dịch (prefunding), việc nâng cao chất lượng quản trị công ty minh bạch gắn với ESG - bộ 3 tiêu chuẩn đo lường liên quan đến định hướng, hoạt động phát triển bền vững của doanh nghiệp (Environment - môi trường, Social - xã hội và Governance – quản trị doanh nghiệp) cũng là điều kiện đang được đề cập.
Bà Hà Thu Thanh - Chủ tịch HĐQT - Viện thành viên HĐQT Việt Nam (VIOD) cho biết: "Việc quản trị công ty minh bạch gắn với ESG và phát triển bền vững không đến từ chính phủ và cũng không đến từ Bộ Tài chính, mà nó cần sự cộng hưởng và cam kết từ cả cộng đồng các doanh nghiệp tham gia thị trường, đó chính là công ty chứng khoán, các công ty tư vấn và đó chính là từng thành viên của thị trường, những công ty niêm yết, những công ty đại chúng. Từng thành viên trong thị trường cần phải "dọn dẹp nhà của mình" thật sạch, thật sáng để đón nhà đầu tư. Việc dọn dẹp sạch và sáng này không chỉ là vai trò mà còn là giá trị cốt lõi của quản trị công ty, giúp thu hút vốn một cách thực sự, hiệu quả, và bền vững."
Năm nay cũng là năm thứ 12 Việt Nam tham gia đánh giá Thẻ điểm Quản trị Công ty ASEAN (ACGS) cùng với 6 quốc gia ASEAN. Mỗi doanh nghiệp niêm yết, công ty đại chúng cần được cập nhật và hiểu rõ những thông lệ tốt nhất về quản trị công ty gắn với ESG, đảm bảo chính doanh nghiệp đó có thể nâng điểm quản trị trong thẻ điểm ACGS, từ đó trợ giúp việc nâng hạng thị trường một cách đồng bộ.
Bà Vũ Thị Chân Phương - Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết: "Năm 2024 này thì chúng ta phải sẵn sàng chuẩn bị tất cả các nền tảng, yếu tố, khắc phục các hạn chế, khó khăn, vướng mắc để các tổ chức xếp hạng đánh giá và đưa thị trường Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi. Ngoài sự nỗ lực của cơ quan quản lý thì cũng cần các sự phối hợp của các cơ quan có liên quan, đặc biệt là của các thành viên thị trường, công ty niêm yết, nhà đầu tư, thì như thế thị trường chứng khoán Việt Nam mới được nâng hạng theo đúng như mục tiêu đã được đề ra."
Bà Trần Anh Đào - Phó TGĐ phụ trách điều hành Sở GDCK Tp.HCM cho biết: "Quản trị công ty tốt gắn với việc đảm bảo các yêu cầu về môi trường và xã hội là một trong những điều kiện tiên quyết trong việc duy trì niềm tin của cổ đông và nhà đầu tư. Trên thị trường chứng khoán thì các nhà đầu tư ngày càng có yêu cầu cao hơn và khắt khe hơn đối với các công ty niêm yết trong việc thực thi các quy định của pháp luật, các thông lệ quản trị công ty tốt, cũng như các cam kết về phát triển bền vững. Do vậy, việc tổ chức một kỳ ĐHCĐ hiệu quả, minh bạch là một trong những yêu cầu cơ bản và quan trọng nhất trong việc thể hiện cam kết của HĐQT"
Các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán cần có cam kết và kế hoạch hành động để nâng cao công tác quản trị công ty gắn với ESG phù hợp với thông lệ quốc tế, công bố thông tin bằng tiếng Anh, không chỉ làm tăng niềm tin của doanh nghiệp trong mắt nhà đầu tư, mà còn trợ giúp nâng hạng thị trường, từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi một cách đồng bộ; góp phần nâng cao điểm số/xếp hạng của Việt Nam trong ACGS.
Ở Hà Nội có những con phố cổ đông đúc cả ngày. Phố Hàng Chiếu cũng không phải ngoại lệ. Đây là một trong số những con phố hiếm hoi buôn bán đúng mặt hàng gắn với tên gọi "Hàng Chiếu".
Đêm nhạc “Hà Nội Rock - Rock cho ngày mới” không chỉ là sân khấu đánh dấu sự quay trở lại của nhiều nhóm nhạc “vang bóng một thời”, mà còn là dịp để những nhóm nhạc rock trẻ có cơ hội tỏa sáng, thể hiện đam mê và sự nhiệt huyết.
Đình Tự Nhiên ở huyện Thường Tín được xây dựng từ năm 1702. Đây là di tích lịch sử nổi tiếng được nhà nước xếp hạng bởi kiến trúc độc đáo gắn liền với truyền thuyết Tiên Dung, Chử Đồng Tử.
“Linh miêu - Quỷ nhập tràng” hiện đang là bộ phim kinh dị Việt được chú ý nhất cuối năm nay. Xuất hiện tại thảm đỏ trong ngày ra mắt bộ phim, hoa hậu Thuỳ Tiên gây chú ý với khán giả vì lần đầu chạm ngõ điện ảnh của cô.
Công an huyện Ba Vì (Hà Nội) cho biết, thời gian gần đây, trên tuyến đường lên Vườn Quốc gia Ba Vì xảy ra tình trạng một số nhóm du khách là thanh, thiếu niên, học sinh vi phạm luật giao thông, điều khiển xe máy lạng lách, đánh võng, bốc đầu, không đội mũ bảo hiểm, đi quá tốc độ.
Thống kê của Bộ NN&PTNT cho thấy, 11 tháng qua, cả nước ghi nhận 9 cơn bão, 232 trận mưa lớn, ngập úng, lũ, lũ quét, sạt lở đất; nhiều trận dông lốc, động đất và gió mạnh, sóng lớn trên biển làm 513 người chết và mất tích; tổng thiệt hại kinh tế ước tính hơn 84 nghìn 900 tỷ đồng.
0